Khám phá TOP 7 vật liệu làm tấm vách ngăn phòng giá tốt nhất 2023

Sử dụng vách ngăn phòng thay cho việc xây tường cố định là giải pháp thi công ngày càng được ưa chuộng cho các công trình văn phòng và dân dụng trong thời gian gần đây vì vừa tiết kiệm diện tích vừa giảm chi phí và thời gian thi công. Cùng tìm hiểu về 7 vật liệu làm tấm vách ngăn phổ biến rẻ và đẹp hiện nay để cân nhắc lựa chọn phù hợp cho bạn nhé!

Vật liệu Hình ảnh minh hoạ Khoảng giá
Tấm vách ngăn nhựa PVC Tấm vách ngăn nhựa PVC 240,000 – 1,300,000 VNĐ/m²
Tấm vách ngăn gỗ công nghiệp  Tấm vách ngăn gỗ công nghiệp 300,000 – 3,000,000 VNĐ/m2
Tấm vách ngăn gỗ nhựa Composite  Tấm vách ngăn gỗ nhựa Composite 935,000 – 2,310,000 VNĐ/tấm
Vách ngăn bằng tấm xi măng Vách ngăn bằng tấm Cemboard 270,000 – 610,000 VNĐ/tấm
Vách ngăn bằng thạch cao Vách ngăn bằng thạch cao 29,000 – 1,207,000 VNĐ/tấm
Vách ngăn Panel Vách ngăn bằng panel 215,000 – 780,000 VNĐ/m²
Vách ngăn bằng kính Vách ngăn phòng ngủ bằng kính cường lực 300,000 – 1,250,000 VNĐ/m²
Vách ngăn Compact Vách ngăn Compact 700,000 – 1,270,000 VNĐ/m²

1. Tấm vách ngăn là gì? Tại sao nên dùng tấm vách ngăn

Tấm vách ngăn là những tấm dùng để ngăn phòng làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa PVC, gỗ công nghiệp, xi măng Cemboard, v.v. Vách ngăn ngày càng phổ biến do tính linh hoạt và thẩm mỹ cao hơn tường gạch truyền thống. Hiện nay, bạn có thể thấy tấm vách ngăn ở khắp mọi nơi, từ nhà ở thông thường đến văn phòng, nhà xưởng.

2. Top 7 vật liệu làm tấm vách ngăn phổ biến nhất 2023

2.1. Tấm vách ngăn bằng nhựa PVC

Vách ngăn nhựa PVC được làm từ nhựa tổng hợp Poly Vinylclorua, thường có màu trong suốt, được thiết kế dạng trượt tiện lợi. Tuổi thọ trung bình của vách nhựa PVC khoảng 20 năm. Bạn có thể thấy tấm vách ngăn bằng nhựa PVC được ứng dụng nhiều trong các văn phòng, công ty, trường học, căn hộ chung cư…

Vách ngăn giữa các phòng bằng tấm PVC
Vách ngăn giữa các phòng bằng tấm PVC dạng trượt tiện lợi

1 – Ưu điểm

  • Khối lượng nhẹ: Khối lượng vách ngăn PVC khoảng 6,6kg/tấm với kích thước 400x3000x9mm, nhẹ hơn nhiều các vật liệu truyền thống khác, giúp giảm tại trọng đáng kể cho công trình.
  • Chống thấm tốt: Vách nhựa PVC không thấm nước, tránh tình trạng mục nát, rêu mốc.
  • Dễ lau chùi, bảo quản: Tấm PVC có bề mặt trơn nhẵn nên gia chủ dễ lau rửa hơn tường gạch thông thường.

2 – Nhược điểm

  • Chịu lực kém: Do chịu lực kém nên hạn chế treo đồ nặng, tác động lực quá mạnh vào vách ngăn PVC
  • Chống cháy kém: Mặc dù có chất phụ gia chống cháy nhưng nhựa PVC vẫn dễ bắt lửa hơn các vật liệu khác như tấm xi măng, bê tông…

3 – Báo giá tấm vách ngăn phòng bằng nhựa PVC

Độ dày Đơn giá (VNĐ/m²)
5mm 300,000 – 400,000
8mm 400,000 – 600,000
10mm 600,000 – 800,000
12mm 800,000 – 1,000,000
15mm 1,000,000 – 1,200,000
18mm 1,200,000 – 1,300,000

2.2. Tấm vách ngăn bằng gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là vật liệu được ưa chuộng làm vách ngăn do giá thành hợp lý và hiệu quả thẩm mỹ cao. Với mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc và kiểu vân, sản phẩm được sử dụng nhiều làm vách ngăn nhà ở, căn hộ chung cư, văn phòng… thay cho gỗ tự nhiên.

Một số loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến để làm vách hiện nay là MFC, MDF, HDF, v.v.

Vách ngăn phòng ngủ bằng gỗ MDF
Vách ngăn phòng ngủ bằng gỗ MDF

1 – Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Gỗ công nghiệp thường được phủ Melamine, Laminate hoặc veneer có nhiều màu sắc và kiểu họa tiết vân gỗ sang trọng, đẹp như gỗ tự nhiên.
  • Dễ dàng vệ sinh: Lớp phủ Melamine bên ngoài giúp vách gỗ công nghiệp dễ lau chùi vệ sinh, chống bụi bẩn,…
  • Giá thành hợp lý: So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có giá thấp hơn nhiều, giúp tối ưu chi phí cho gia chủ.

2 – Nhược điểm

  • Độ bền không cao: Trung bình tuổi thọ của gỗ công nghiệp chỉ khoảng 7 – 15 năm
  • Chống thấm kém: Loại vách này chỉ có khả năng chịu nước nên bạn cần hạn chế để vách ngăn bằng gỗ công nghiệp tiếp xúc với nước hoặc các khu vực ẩm ướt
  • Khả năng chống cháy hạn chế: Tùy từng loại gỗ công nghiệp sẽ có khả chống cháy được trong 60, 90, 120 phút hoặc không chống cháy
  • Không an toàn cho sức khỏe: Các loại vách ngăn gỗ công nghiệp thường sử dụng hoạt chất Fomandehit để kết dính các sợi gỗ, chất này gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3 – Báo giá vách ngăn bằng gỗ công nghiệp

Sản phẩm Gỗ MDF chống ẩm An Cường (VNĐ/m²) Veneer

(VNĐ/m²)

Gỗ sồi Nga

(VNĐ/m²)

Gỗ óc chó

(VNĐ/m²)

Melamine Laminate Acrylic
Vách ốp tường 900,000 1,200,000 2,300,000 1,500,000 1,900,000 2,700,000
Vách nan 1,200,000 1,500,000 2,500,000 1,800,000 2,200,000 3,000,000
Vách hộp trang trí 300,000 450,000 650,000 500,000 600,000 1,100,000
Vách CNC 1,800,000 2,200,000

2.3. Tấm vách ngăn bằng gỗ nhựa Composite

Vách ngăn gỗ nhựa Composite là vật liệu mới với sự pha trộn của nhựa Composite, bột gỗ và các chất phụ gia. Nhìn mắt thường bạn sẽ khó phân biệt được giữa gỗ thật và gỗ nhựa Composite. Với nhiều ưu điểm vượt trội, tấm vách ngăn gỗ nhựa Composite được sử dụng làm vách ngăn cho nhà ở, chung cư, hội trường, ngân hàng, showroom…

Vách ngăn giữa các không gian trong căn hộ
Vách ngăn giữa các không gian trong căn hộ chung cư bằng gỗ nhựa Composite

1 – Ưu điểm

  • Trọng lượng nhẹ: Do làm từ nhựa giả gỗ nên vật liệu nhẹ chỉ từ 42.5 – 80.5kg/tấm.
  • Tính thẩm mỹ cao: Vách ngăn gỗ nhựa Composite mô phỏng lại vân của các loại gỗ giá trị cao như thông, sồi, pơmu, hương, đem lại hiệu quả thẩm mỹ không kém gì gỗ tự nhiên. Ngoài ra, tấm vách ngăn nhựa Composite thường được cắt CNC tạo thành các hoạ tiết độc đáo và đẹp mắt.
  • Khả năng chống trầy, chống nước tuyệt đối: Do làm bằng nhựa nên sản phẩm không bị xước nhiều trong quá trình sử dụng.

2 – Nhược điểm

  • Dễ bị co rút, bong tróc: Lớp phủ film PVC vân gỗ dễ bị bong, co rút nếu lắp đặt ở những vị trí có nguồn nhiệt lớn hoặc hạng mục ngoài trời.
  • Khả năng chống cháy hạn chế: Do làm bằng nhựa nên không có khả năng chống cháy cao.

3 – Báo giá tấm vách ngăn bằng gỗ nhựa Composite

Phân loại giá vách ngăn nhựa Quy cách

(mm)

Đơn giá (VNĐ/tấm)
Tấm vách Composite 12mm chịu nước 1220x1830x12mm 1,045,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.5 chịu nước 1530x1830x12mm 1,428,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.2 chịu nước 1220x1830x12mm 1,245,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.5 chịu nước, chống ẩm 1220x1830x12mm 1,628,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.2 – Tấm Composite 18mm hoàn toàn chịu nước 1220x1830x18mm 1,815,000
Tấm vách ngăn vệ sinh 1.5 chịu nước 100% 1530x1830x18mm 2,310,000
Tấm vách ngăn vệ sinh MFC 2.4 chịu ẩm cao 2440x1830x18mm 935,000

1.3. Tấm vách ngăn bằng xi măng Cemboard

Tấm Cemboard là một loại vật liệu thế hệ mới nhập khẩu từ Thái Lan, cấu tạo chủ yếu từ xi măng Portland, sợi Cellulose và các phụ gia. Tấm Cemboard có rất nhiều ưu điểm vượt trội như chống cháy, chịu nước, chịu lực, chống mối mọt, cách âm, v.v. Ngoài ra, tấm xi măng còn có thể hoàn thiện bằng ốp lát gạch men, sơn màu, tạo sự thẩm mỹ cho không gian.

tấm Cemboard lắp vách ngăn
Tấm SCG Cemboard làm vách ngăn có khả năng chịu lực treo lên đến 80 Kg.

1 – Ưu điểm

  • Khả năng chống cháy vượt trội: Do cấu tạo từ các thành phần chống cháy tốt nên tấm xi măng Cemboard không bắt lửa, không tạo khói, chống cháy lên đến 180 phút.
  • Khả năng chịu nước, chống thấm tốt: Tấm Cemboard có cơ chế thoát hơi nước độc đáo nên kể cả khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài thì vách ngăn của bạn cũng không bị biến dạng, hư hỏng.
  • Độ bền lên đến 50 năm: Tấm xi măng có tuổi thọ trung bình khoảng 50 năm, nếu bảo quản tốt có thể lên đến 80 – 100 năm.
  • Mẫu mã đa dạng, có tính thẩm mỹ cao: Vật liệu Cemboard rất linh hoạt, có thể dễ dàng cắt, uốn tấm Cemboard tuỳ thích. Sau khi thi công, bạn hoàn toàn có thể sơn màu hoặc ốp gạch men cho tấm vách ngăn thêm đẹp.

2 – Nhược điểm

  • Chi phí cao: So với các loại vật liệu khác trong bài như nhựa PVC, thạch cao thì chi phí mua và lắp đặt tấm Cemboard có phần nhỉnh hơn.

3 – Báo giá tấm vách ngăn bằng xi măng

Phân loại giá vách ngăn nhựa Quy cách

(mm)

Đơn giá (VNĐ/tấm)
Tấm vách Composite 12mm chịu nước 1220x1830x12mm 1,045,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.5 chịu nước 1530x1830x12mm 1,428,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.2 chịu nước 1220x1830x12mm 1,245,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.5 chịu nước, chống ẩm 1220x1830x12mm 1,628,000
Tấm vách ngăn vệ sinh Composite 1.2 – Tấm Composite 18mm hoàn toàn chịu nước 1220x1830x18mm 1,815,000
Tấm vách ngăn vệ sinh 1.5 chịu nước 100% 1530x1830x18mm 2,310,000
Tấm vách ngăn vệ sinh MFC 2.4 chịu ẩm cao 2440x1830x18mm 935,000

2.4. Tấm vách ngăn bằng thạch cao

Vách ngăn thạch cao là sự kết hợp giữa khung xương và tấm thạch cao giúp ngăn cách không gian các phòng. Thạch cao có khá nhiều ưu điểm như nhẹ, dễ lắp ráp và hoàn thiện, trang trí, cách âm tốt. Do đó, các công trình ở nơi đông người như văn phòng, trường học, trung tâm thương mại… thường sử dụng tấm vách ngăn thạch cao.

Dùng tấm thạch cao làm vách ngăn giữa các phòng
Dùng tấm thạch cao làm vách ngăn giữa các phòng

1 – Ưu điểm

  • Trọng lượng nhẹ: Tấm thạch cao có trọng lượng, từ 3.84 – 42kg,  nhẹ hơn 8 – 10 lần so với tường gạch.
  • Dễ thi công lắp ráp: Do có trọng lượng nhẹ, kích thước đa dạng nên quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực.
  • Cách âm tốt: Thạch cao có khả năng cách âm lên tới 55 – 69dB, tạo nên không gian yên tĩnh cho căn phòng.

2 – Nhược điểm

  • Khả năng chống ẩm không quá tốt: Nếu bị ngấm nước, tấm thạch cao dễ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ nên hạn chế sử dụng tại những nơi ẩm ướt.
  • Chịu lực kém: Vách ngăn thạch cao chỉ chịu được khoảng 20kg/điểm treo nên những tác động mạnh dễ làm vách ngăn thạch cao bị cong vênh, hư hỏng gây mất thẩm mỹ.

3 – Báo giá tấm vách ngăn bằng thạch cao

Sản phẩm Quy cách (mm) Giá (VNĐ/tấm)
Tấm thạch cao Knauf tiêu chuẩn StandardShield 9x1210x2420 122,000
9x1220x2440 162,500
12.7x1220x2440 226,500
Tấm thạch cao Knauf chống ẩm MoistShield 9x1210x2420 191,500
9x1220x2440 230,000
12.7x1220x2440 330,000
Tấm thạch cao Knauf chống cháy FireShield 9.5x1220x2440 191,500
12.7x1220x2440 344,000
15.9x1220x2440 470,000
Tấm thạch cao Knauf chịu nước Glass Mat 12.7x1220x2440 1,207,000
15,9x1220x2440
Tấm thạch cao Sheetrock tiêu chuẩn Standard 9x 1210 x 2420 135,000
9x1220x2440 169,000
12.7x1220x2440 227,000
Tấm thạch cao Sheetrock chống ẩm MoistBloc 9x 1210 x 2420 197,000
9x1220x2440 241,000
12.7x1220x2440 330,000
Tấm thạch cao Sheetrock chống cháy FireBloc 9.5 x 1220 x 2440 191,000
12.5 x 1220 x 2440 344,000
15.9x1220x2440 470,000
Tấm thạch cao Sheetrock 605×1210 8x605x1210 29,000
Tấm thạch cao Sheetrock sơn trắng 605×1210 8x605x1210 35,000
Tấm thạch cao Sheetrock 3 in 1 9x1220x2440 235,000
Tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc 9x1220x2440 95,000
12.7x1220x2440 135,000
15x1220x2440 200,000
Tấm thạch cao chống ẩm Gyproc 9x1220x2440 140,000
12.7x1220x2440 190,000
15x1220x2440 302,000

2.5. Tấm vách ngăn Panel

Vách ngăn Panel là một vật liệu xây dựng mới được sản xuất theo công nghệ Châu Âu nhằm thay thế cho gạch truyền thống. Tấm Panel có cấu tạo 3 lớp gồm 2 lớp tôn bên ngoài và lớp giữa là xốp PU, EPS, bông khoáng…, tạo nên đặc tính chống cháy vượt trội. Do đó, vật liệu Panel thường được dùng làm tấm vách ngăn cho văn phòng, kho lạnh, bệnh viện, trường học,…

Vách ngăn panel ngăn cách khu vực văn phòng
Vách ngăn panel ngăn cách khu vực văn phòng

1 – Ưu điểm

  • Cách nhiệt, chống cháy tốt: Tấm Panel có đặc tính không dẫn nhiệt và khi gặp nhiệt độ cao sẽ co lại và lụi dần mà không bén lửa nên rất an toàn khi sử dụng.
  • Tiết kiệm điện năng: Do có hệ số dẫn nhiệt thấp 0.018 – 0.035 Kcal/m.h.°C nên vách panel giúp điều hòa nhiệt độ trong phòng và tiết kiệm đến 50% điện năng tiêu thụ.

2 – Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước, chống thấm kém: Nên hạn chế sử dụng vách ngăn Panel tại những vị trí có độ ẩm cao như nhà vệ sinh, phòng tắm…

3 – Báo giá tấm vách ngăn Panel

Tên sản phẩm Độ dày (mm) Giá (VNĐ/m²)
Panel EPS cách nhiệt 50 215,000
75 235,000
100 255,000
Panel PU cách nhiệt, cách âm 50 540,000
75 660,000
100 780,000
Panel Rockwool chống cháy 50 295,000
75 310,000
100 390,000

2.6. Tấm vách ngăn bằng kính cường lực

Kính cường lực là một vật liệu phổ biến đã được sử dụng làm vách ngăn trong nhiều công trình như văn phòng, nhà ở,… đem lại vẻ sang trọng và thẩm mỹ cao.

Vách ngăn phòng ngủ bằng kính
Vách ngăn phòng ngủ bằng kính

1 – Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Kính trong suốt đem lại cảm giác sang trọng, không gian thoáng đãng và rộng hơn, phù hợp với xu hướng nội thất tối giản, sang trọng hiện nay.
  • Khả năng chống cháy vượt trội: Tùy thuộc vào loại kính mà chúng sẽ có khả năng chống cháy khác nhau như 60, 90, 120, 150, 180 phút.
  • Không bị ẩm mốc: Kính có đặc tính chống nước tuyệt đối nên bạn không cần phải lo lắng khi sử dụng ở những nơi ẩm ướt.

2 – Nhược điểm

  • Không đảm bảo sự riêng tư: Do kính trong suốt nên cần thêm rèm để đảm bảo sự riêng tư giữa các phòng.
  • Dễ bị bám bụi: Nếu không thường xuyên vệ sinh, bề mặt kính dễ bám bụi và bị mờ gây mất thẩm mỹ.

3 – Báo giá tấm vách ngăn bằng kính

Sản phẩm Giá (VNĐ/m²)
Kính cường lực 5mm 300,000
Kính cường lực 8mm 440,000
Kính cường lực 10mm 530,000
Kính cường lực 12mm 600,000
Kính cường lực 15mm 1,250,000

2.7. Tấm vách ngăn compact

Vách ngăn compact là vật liệu được tạo lên từ nhựa Phenolic nén ép chồng nhiều lớp ở áp suất cao tạo độ cứng vượt trội. Vách ngăn compact thường được ứng dụng làm vách ngăn nhà vệ sinh trường học bệnh viện, chung cư… nhờ các ưu điểm vượt trội liên quan đến chống nước và hoá chất.

Vách ngăn nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh sạch sẽ và sang trọng khi sử dụng vách ngăn phòng bằng compact

1 – Ưu điểm

  • Chống nước và hóa chất: Công nghệ nén ép ở áp suất cực cao tạo cho vật liệu có khả năng chống nước và không bị hóa chất ăn mòn
  • Chịu nước tối ưu: Khả năng chịu nước 100% nên rất dễ dàng vệ sinh, không bị nấm mốc
  • Chống cháy cao: Tấm compact không bắt lửa nên an toàn sử dụng cho công trình nhà ở

2 – Nhược điểm

  • Chi phí khá cao do Việt Nam chưa thể tự sản xuất mà phải nhập từ các nước khác về bán.

3 – Báo giá tấm vách ngăn compact 

Tên sản phẩm Phụ kiện Đơn giá (VND/m²)
Tấm Compact hpl 12mm

Ghi/ kem

inox 201 700,000 – 820,000
Tấm Compact hpl 12mm vân gỗ

1023,1027, 3507,3167

inox 201 880,000 – 1,000,000
Tấm Compact hpl 12mm

Các màu khác

inox 201 900,000 – 1,150,000
Tấm Compact hpl 12mm

Ghi/ kem

inox 304 730,000 – 930,000
Tấm Compact hpl 12mm vân gỗ

1023, 1027, 3507, 3167

inox 304 940,000 – 1,120,000
Tấm Compact hpl 12mm

Các màu khác

inox 304 950,000 – 1,230,000
Tấm Compact hpl 18mm

Ghi/ kem

inox 201 1,120,000 – 1,270,000
Tấm Compact hpl 18mm

Ghi/ kem

inox 304 1,150,000 – 1,380,000

3. Mẫu vách ngăn đẹp, thời thượng nhất cho mọi loại phòng

3.1. Tấm vách ngăn phòng ngủ

Ngăn cách không gian phòng ngủ bằng tấm thạch cao
Ngăn cách không gian phòng ngủ bằng tấm thạch cao
Vách ngăn gỗ công nghiệp MDF
Vách ngăn gỗ công nghiệp MDF với đường vân gỗ màu sáng phù hợp với màu sàn
Vách ngăn phòng ngủ với gỗ nhựa Composite
Vách ngăn phòng ngủ với gỗ nhựa Composite mang hơi hướng hiện đại
Ngăn cách phòng khách và phòng ngủ
Ngăn cách phòng khách và phòng ngủ với vách ngăn kính

3.2. Tấm vách ngăn phòng khách

Vách ngăn gỗ MFC giữa phòng khách với các phòng khác trong nhà
Vách ngăn gỗ MFC giữa phòng khách với các phòng khác trong nhà
Vách ngăn PVC màu trắng ngăn cách cho căn hộ nhỏ
Vách ngăn PVC màu trắng ngăn cách cho căn hộ nhỏ
Vách ngăn thạch cao giữa các phòng trong nhà
Làm vách ngăn thạch cao giữa các phòng trong nhà
Vách ngăn thạch cao trong phòng khách
Vách ngăn thạch cao trong phòng khách

3.3. Tấm vách ngăn phòng bếp

Vách ngăn bằng gỗ nhựa Composite trong khu vực bếp
Vách ngăn bằng gỗ nhựa Composite trong khu vực bếp
Vách nhà bếp
Vách nhà bếp cũng là sự lựa chọn không tồi với tấm xi măng giả gỗ Smartboard
Tấm xi măng Cemboard ứng dụng làm tường
Tấm xi măng Cemboard ứng dụng làm tường nhà bếp mang lại không gian ấm cúng cho ngôi nhà của bạn

3.4. Tấm vách ngăn phòng thờ

Vách ngăn nhựa PVC ngăn cách phòng thờ
Vách ngăn nhựa PVC ngăn cách phòng thờ giữ không gian riêng tư
Vách CNC kết hợp với kệ gỗ
Vách CNC kết hợp với kệ gỗ cùng màu giúp đồng nhất màu sắc trang trọng của phòng thờ
Sử dụng vách ngăn CNC
Sử dụng vách ngăn CNC giúp phòng thờ vừa sang trọng, tinh tế, vừa ấm cúng

3.5. Tấm vách ngăn phòng tắm

Vách ngăn kính trong phòng tắm
Vách ngăn kính trong phòng tắm
Vách ngăn phòng tắm
Phòng tắm sử dụng vách ngăn phòng bằng compact

Qua bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp các loại tấm vách ngăn phòng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay như PVC, thạch cao, kính… Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được ưu nhược điểm và báo giá các của từng loại vật liệu để đưa ra lựa chọn phù hợp với thiết kế và ngân sách công trình của mình.

Lưu ý: Các bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và được cập nhật mới nhất vào tháng 9/2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *