Tấm Cemboard lợp mái là một giải pháp lót mái, lợp mái thế hệ mới cho nhà trọ, nhà cải tạo và kho xưởng… Nếu bạn còn phân vân về ứng dụng của loại vật liệu xanh này và đắn đo không biết giá thành sản phẩm có phù hợp với công trình của bạn hay không thì cùng đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Tấm Cemboard lợp mái có cấu tạo vô cùng an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường như:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu tấm Cemboard lợp mái. Trong đó, nổi bật và được ưa chuộng nhất là 3 thương hiệu sau: Smartboard, Shera Board và Cemboard SCG. |
1. Có nên sử dụng tấm Cemboard để lợp mái không?
Nếu bạn đang đi tìm một vật liệu lợp mái có khả năng chống nóng tốt, trọng lượng nhẹ cùng giá thành phải chăng cho công trình xây dựng của mình, đặc biệt là những công trình nhà ở, quán ăn, nhà trọ,…, bạn NÊN DÙNG tấm Cemboard lợp mái với độ dày 9 – 12mm.
1.1. Ưu điểm
Tấm Cemboard lợp mái sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, phù hợp với hạng mục làm mái như:
1 – Có khả năng chống nóng tốt
Tấm Cemboard lợp mái có khả năng chống nóng tốt nhờ cơ chế hấp thụ nhiệt thấp, chỉ ở mức 0.10 W/moC (thấp hơn nhiều so với các loại vật liệu khác trên thị trường), từ đó, đem tới cho bạn một không gian thoáng mát, thoải mái để sinh hoạt và làm việc, cũng như góp phần tiết kiệm điện năng cho các thiết bị làm mát.
2 – Không bị cong vênh, có độ bền lên tới 50 năm
Nhờ thành phần xi măng Portland bền chắc, tấm Cemboard lợp mái có độ bền ấn tượng, lên tới 50 năm, không bị cong vênh, nứt vỡ, ngay cả khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, mưa gió, độ ẩm thất thường trong thời gian dài. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo về vấn đề mái nhà bị biến dạng.
3 – Khả năng chịu lực cao lên tới 850kg/m²
Được ứng dụng công nghệ Firm & Flex trong quá trình sản xuất cùng hệ khung xương chắc chắn, tấm Cemboard lợp mái có khả năng chịu lực cao lên tới 850kg/m², từ đó, hạn chế tình trạng hỏng hóc khi chịu lực hoặc va đập mạnh từ các tác nhân ngoại cảnh, đem tới một không gian sống an toàn cho gia đình bạn.
4 – Khả năng chống ẩm mốc tối ưu
Khác với mái ngói dễ bị dột nước mỗi khi mùa mưa đến, với cơ chế ngậm nước khi trời mưa và bay hơi khi trời nắng, tấm Cemboard lợp mái là vật liệu hoàn hảo giúp giải quyết vấn đề ẩm mốc nhờ đó, đem tới cho bạn một không gian sạch sẽ, thông thoáng và có tính thẩm mỹ lâu bền.
5 – Trọng lượng nhẹ, không gây áp lực lên nền móng nhà
Tấm Cemboard lợp mái có trọng lượng khá nhẹ (khoảng 45 – 54kg/tấm), giúp làm giảm áp lực lên nền móng nhà, đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình thi công và sử dụng, đặc biệt phù hợp với công trình tầng cao hay công trình có nền móng yếu.
6 – Tiết kiệm thời gian thi công
Nhờ trọng lượng nhẹ và thiết kế đơn giản, khi sử dụng tấm Cemboard lợp mái, bạn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian thi công, chỉ khoảng 1 – 2 ngày (tiết kiệm gần 50% thời gian so với các cách đổ bê tông trực tiếp).
1.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, tấm Cemboard lợp mái cũng còn tồn tại một vài nhược điểm như:
1 – Dễ mua phải tấm Cemboard chất lượng kém
Ngày nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất tấm Cemboard uy tín, tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở sản xuất kém chất lượng (chứa nhiều hàm lượng sợi gỗ, chất Amiăng), khiến cho phần mái dễ bị cong vênh, gây hại cho sức khỏe con người.
2 – Dễ bị nứt cạnh khi xử lý mối nối không
Đây là một nhược điểm thường gặp của các tấm Cemboard khi được xử lý mối nối không khéo léo, đúng quy trình. Bạn có thể lựa chọn các loại keo xử lý mối nối tấm Cemboard chuyên dụng và thuê các đơn vị thi công chuyên nghiệp để giảm khả năng nứt cạnh.
Ngoài ra, để khắc phục hai nhược điểm trên, bạn nên chọn mua ở các cơ sở uy tín cũng như chọn mua tấm Cemboard của các thương hiệu nổi tiếng như Smartboard, Shera Board và Cemboard SCG,…
1.3. So sánh tấm Cemboard lợp mái với các vật liệu khác
Ngoài tấm Cemboard lợp mái, trên thị trường còn có rất nhiều những loại vật liệu khác dùng để lợp mái như tấm tôn, tấm bê tông EPS, mái ngói,… Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại vật liệu này qua bảng so sánh dưới đây nhé.
Vật liệu | Tấm Cemboard lợp mái | Tấm tôn | Mái bê tông EPS | Mái ngói |
Độ bền | 50 năm | 30 năm | 10 – 20 năm | 30 – 50 năm |
Khả năng chống nóng – chịu nhiệt | Tốt | Trung bình | Tốt | Tốt |
Khả năng chịu nước | Tốt | Tốt | Tốt | Tốt |
Thời gian thi công | 1 – 2 ngày | 3 – 5 ngày | 5 – 7 ngày | 3 – 5 ngày |
Chi phí vật liệu | 133,000 – 170,000 VNĐ/m² | 63,000 – 103,000 VNĐ/m² | 370,000đ – 470,000 VNĐ/m² | 150,000 – 300,000 VNĐ/m² |
So với những loại vật liệu lợp mái trên, tấm Cemboard có nhiều ưu thế hơn hẳn, từ thời gian thi công nhanh, khả năng chống nóng – chịu nhiệt tốt cho tới chi phí phải chăng.
Như vậy, bạn NÊN SỬ DỤNG tấm Cemboard lợp mái cho các công trình như:
|
Có thể bạn quan tâm:
5+ điều cần biết về tấm xi măng Smartboard lợp mái
2. Hướng dẫn cách lợp mái bằng tấm Cemboard
Quy trình thi công tấm Cemboard lợp mái khá đơn giản, bao gồm 8 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư thi công
- Tấm Cemboard 9, 10, 12mm
- Thép hộp 40x80mm, 30x30mm hoặc 40x20mm
- Chổi quét sơn
- Máy khoan cầm tay
- Bay trát bả
- Keo xử lý mối nối
- Vít xà gồ
- Bột trét ngoại thất Moolar
Bước 2: Lắp đặt hệ khung thép vào kết cấu mái
Lắp đặt hệ khung thép, sao cho khoảng cách giữa các thanh đứng là 610mm và khoảng cách giữa các thanh ngang là 1220mm.
*Lưu ý:
- Với công trình có tải trọng lớn: thép hộp 40x80mm
- Với công trình có tải trọng thấp: thép hộp 30x30mm hoặc 40x20mm
Bước 3: Lắp đặt tấm Cemboard
Đặt tấm Cemboard lên khung từ trên xuống dưới, sao cho khoảng cách giữa các tấm cách nhau từ 2 – 3cm để tránh tình trạng nứt, gãy trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Gia cố tấm Cemboard bằng vít tự khoan
Gia cố tấm Cemboard trên khung bằng vít tự khoan với cách tối đa giữa tấm là 300mm và khoảng cách trên cạnh tấm là 15mm.
Bước 5: Xử lý mối nối
Làm sạch vị trí khe nối, loại bỏ bụi bẩn và dùng keo xử lý mối nối để trát dọc theo vị trí khe hở giữa các tấm Cemboard.
Bước 6: Trám keo các đầu vít
Sau khi làm sạch các vị trí đầu vít, bạn trám keo các đầu vít bằng bột trét ngoại thất Moolar và chờ trong khoảng thời gian từ 3 – 4 giờ cho đến khi bột cứng lại rồi dùng bay trát để cạo phẳng bề mặt.
Bước 7: Xử lý chống thấm dột bề mặt tấm lợp mái
Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm Cemboard, bạn cắt hình chữ V và sử dụng keo PU để mài các cạnh bên của mái, sau đó, sơn toàn bộ hệ thống mái bằng lớp chống thấm chuyên dụng.
Bước 8: Hoàn thiện toàn bộ mái
Sơn màu cho toàn bộ mái tấm Cemboard để tăng tính thẩm mỹ và vệ sinh lại toàn bộ khu vực mái vừa thi công.
Như vậy, trên đây là tổng quan các bước thi công tấm Cemboard lợp mái, để biết chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo 8 bước thi công lợp mái bằng tấm Cemboard hiệu quả nhé!
Xem thêm:
- 5+ điều cần biết về mái Cemboard trong ứng dụng thực tế!
- Hướng dẫn 8 bước thi công mái bằng tấm Cemboard chuẩn, dễ!
3. Báo giá tấm Cemboard lợp mái mới nhất
Tấm Cemboard lợp mái có độ dày phù hợp từ 10 – 12mm với mức giá dao động từ 290,000 – 413,000 VNĐ/tấm.
Tấm Cemboard SCG | Tấm Smartboard | Tấm Shera Board | |
Tấm 10mm (1220x2440mm) | 355,000 VNĐ | 355,000 VNĐ | 321,000 VNĐ |
Tấm 12mm (1220x2440mm) | 413,000 VNĐ | 413,000 VNĐ | 387,000 VNĐ |
Tùy thuộc vào độ dày mà tấm Cemboard lợp mái sẽ có những mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung, giá của tấm Cemboard lại khá phải chăng rẻ hơn khoảng 1,2 lần so với mái ngói và mái bê tông.
Ngoài ra, để có có thể so sánh giá của các tấm Cemboard lợp mái phổ biến nhất hiện nay và chọn sản phẩm phù hợp nhất, bạn có thể tìm hiểu về bảng giá tấm Cemboard ngoài trời.
4. 10+ mẫu công trình lợp mái bằng tấm Cemboard đẹp nhất
Dưới đây là 10+ các mẫu công trình lợp mái bằng tấm Cemboard tuyệt đẹp:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu những ưu – nhược điểm, cách lợp mái, bảng giá chi tiết của tấm Cemboard lợp mái. Hi vọng, qua những thông tin trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và có thể lựa chọn được giải pháp thi công lợp mái phù hợp.