Đều là những vật liệu có tính ứng dụng cao, mang đến những không gian sống và làm việc đẹp và chất lượng, không ít người phân vân liệu giữa tấm Cemboard và thạch cao, đâu là lựa chọn phù hợp hơn trong công trình của mình. Khám phá ngay so sánh chi tiết 2 vật liệu dưới đây để đi tìm câu trả lời cho bạn nhé!
1. Thành phần cấu tạo
Tuy đều được sử dụng phổ biến trong các công trình hiện nay, đặc biệt ở hạng mục trần và vách, tấm Cemboard và thạch cao lại có thành phần chính khác nhau, dẫn đến tính năng và ứng dụng cũng khác nhau.
Tấm Cemboard có 3 thành phần chính bảo gồm xi măng Portland giúp tăng khả năng chịu lực, sợi dăm gỗ hoặc Cellulose (Xenlulo) giúp tăng khả năng chịu lực tốt và dẻo dai hơn, hạn chế vỡ nứt và cát Oxit Silic tạo sự liên kết giữa các thành phần và làm cho sản phẩm có bề mặt phẳng mịn hơn.
Tấm thạch cao lại được làm từ bột thạch cao tinh luyện có tên khoa học là muối Calci Sunfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H20), kết hợp cùng các phụ gia khác.
Có thể thấy, cả tấm Cemboard và thạch cao đều có những thành phần giúp mang đến đặc tính dẻo dai, độ đàn hồi và cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, nhờ kết cấu phức tạp hơn và chứa xi măng Portland, tấm Cemboard có khả năng chịu nước và mối mọt tốt nên có thể ứng dụng ngoài trời mà không chịu tác động của nắng mưa, còn thạch cao lại chỉ có thể sử dụng trong nhà do cấu tạo dễ bị thấm nước.
2. Trọng lượng
Về trọng lượng, tấm thạch cao nặng hơn tấm Cemboard cùng độ dày và kích thước. Ví dụ, nếu so sánh 1m² tấm thạch cao độ dày 9mm và 1m² tấm Cemboard độ dày 9mm, tấm thạch cao sẽ nặng khoảng 9-10kg, trong khi tấm Cemboard chỉ nặng khoảng 6-7kg.
Với trọng lượng nhẹ hơn nhưng khả năng chịu lực tốt, tấm Cemboard có thể được sử dụng làm sàn nâng, vách ngăn hai lớp, ban công, trần nhà mà không gây áp lực nên móng công trình.
Còn tấm thạch cao thường được sử dụng công trình xây dựng và nội thất để làm trần, tường chắn, vách ngăn, tấm trang trí, cột trang trí,… cho các công trình có diện tích không quá lớn.
Tham khảo: Khối lượng tấm Cemboard phù hợp với từng hạng mục công trình!
3. Tính thẩm mỹ
Tấm Cemboard có bề mặt nhẵn láng, với màu xám đen tự nhiên của xi măng. Mặt cắt của sản phẩm có các mảnh dăm gỗ màu vàng hòa trộn với xi măng màu xám nhạt. Do đó, khi sử dụng tấm xi măng Cemboard, người ta thường sơn hoặc trang trí thêm gạch lát để tăng tính thẩm mỹ.
Bạn có thể tham khảo việc lát gạch trên tấm Cemboard để biết cách tăng tính thẩm mỹ khi thi công tấm Cemboard cho các công trình nhé!
Còn tấm thạch cao lại có bề mặt láng mịn, trắng sáng hoặc màu vàng nhạt,, cho phép bạn dễ dàng tạo ra nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Đây cũng là lý do, sản phẩm này thường được ưa chuộng để sử dụng trang trí cho không gian phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ.
4. Tuổi thọ
Tấm Cemboard được làm từ chất liệu xi măng và sợi dăm gỗ và cát thủy tinh có tính liên kết cao nên tuổi thọ tối thiểu 30 năm và tối đa có thể lên tới 50-70 năm. Trong khi đó, thạch cao là một loại vật liệu mỏng và dễ vỡ, dễ ngấm nước nên chỉ có tuổi thọ trung bình từ 10-20 năm trong điều kiện lý tưởng.
Đây cũng là lí do tấm Cemboard được đánh giá là một vật liệu chất lượng cao và có giá trị lâu dài, bền vững đối với công trình.
5. Khả năng cách nhiệt, chống cháy
Cả tấm Cemboard và thạch cao đều có khả năng chống cháy, cách nhiệt tốt. Tấm Cemboard có bảng thành phần gồm các hoạt chất có tính chất không cháy, không dẫn điện, không bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Đặc biệt, tấm Cemboard có khả năng chống cháy đạt tới 550 độ C trong khoảng thời gian từ 120-150 phút, giúp giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp cháy lớn.
Khả năng chống cháy này cũng gần tương đồng với thạch cao khi sản phẩm này có thể làm chậm quá trình bén lửa trong khoảng từ 1 – 4 giờ nhờ hệ số dẫn nhiệt chỉ 0,16 – 0,17 W/mK. Ngoài ra, cả tấm Cemboard và thạch cao đề có mức hấp thụ nhiệt thấp chỉ ở mức 0,10 W/moC nên cả hai đều có khả năng giữ nhiệt tốt, đồng thời, giúp hạn chế sự lan truyền của nhiệt, tăng khả năng cách nhiệt cho các công trình.
Đây cũng là lý do mà hai sản phẩm này đều rộng rãi trong các công trình xây dựng và nội thất. Tuy nhiên, tấm Cemboard có thể sử dụng để làm trần, vách sản cho cả nội thất và ngoại thất nên khả năng chống cháy và cách nhiệt đồng thời cho công trình sẽ tăng nên và tốt hơn so với tấm thạch cao.
Với khả năng chống cháy tốt, tấm xi măng là lựa chọn tối ưu hơn và nếu lựa chọn sử dụng tấm xi măng chống cháy bạn có thể tham khảo về giá tấm Cemboard chống cháy để có được lựa chọn phù hợp về yêu cầu kỹ thuật và cân đối chi phí nhé!
6. Khả năng chống nước
Tấm Cemboard có khả năng chống nước tốt hơn do cấu trúc thành phần liên kết cực chắc chắn, giúp giảm lỗ rỗng và khả năng hút nước <35%. Sản phẩm được đánh giá là vật liệu chống nước cực tốt, do đạt được tiêu chuẩn ASTM C1186 của Hoa Kỳ. Nhờ vậy, tấm Cemboard có thể sử dụng cho các công trình ngoài trời như ban công, tường xây ngoài trời, nhà tắm, bể bơi ngoài trời,….mà không gặp vấn đề ẩm mốc.
Còn tấm thạch cao có khả năng chịu ẩm, nhưng không chống nước nên khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt, tấm thạch cao dễ bị thấm nước và rêu mốc, ố vàng, từ đó, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình. Do vậy, tấm thạch cao chủ yếu được sử dụng trong các công trình nội thất khô ráo, nơi mà không tiếp xúc trực tiếp với nước.
7. Khả năng chịu lực
So về khả năng chịu lực, tấm Cemboard có khả năng chịu được lực cao hơn tấm thạch cao nhờ hỗn hợp thành phần bền chắc, được ép chặt chúng tạo ra khả năng chịu lực và độ bền mạnh mẽ. Trung bình 1m² tấm Cemboard có thể tải trọng được khoảng 500 – 1300 kg, trong khi đó, thạch cao chỉ có thể tải được 100 – 200 kg.
Tuy nhiên, khi tấm Cemboard được dựng lên và không nằm gối hoàn toàn trên hệ khung sắt, khả năng chịu lực theo phương ngang sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, để tận dụng tối đa khả năng chịu lực của tấm Cemboard, cần phải đảm bảo rằng tấm nằm gối hoàn toàn trên hệ khung sắt.
8. Khả năng cách âm
Tấm Cemboard và thạch cao đều là những vật liệu được sử dụng rộng rãi công trình cần sự yên tĩnh như phòng ngủ, phòng học, nơi làm việc,…. Tuy nhiên, khả năng cách âm của thạch cao tốt hơn so với tấm Cemboard.
Ví dụ, so với tường gạch 110mm (đã trát hoàn thiện 2 bên), thạch cao đạt khả năng cách âm là 49dB còn tấm Cemboard có thể đạt mức cách âm khoảng 40dB, trong khi, con số này ở tường gạch chỉ là 37dB.
Tuy khả năng cách âm không bằng thạch cao nhưng tấm Cemboard vẫn hỗ trợ chống ồn, tiêu âm hiệu quả, giúp tạo không gian sống yên tĩnh, thoải mái cho người dùng.
9. Độ an toàn với sức khỏe và môi trường
Cả hai vật liệu đều được đánh giá là an toàn cho người sử dụng, không chứa hay phát sinh các thành phần gây hại cho sức khỏe con người như amiang. Hơn nữa, với tính chất không nung và khả năng tái chế và tái sử dụng cao, cả tấm Cemboard và thạch cao đều giúp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và thân thiện với môi trường.
10. Thời gian thi công
Thời gian thi công của tấm Cemboard và thạch cao có thể khác nhau tùy vào kích thước và phức tạp của công trình, nhưng nhìn chung, tấm Cemboard có thời gian thi công nhanh hơn so với thạch cao.
Với thạch cao, quá trình thi công bao gồm lắp đặt khung xương, cắt tấm thạch cao theo kích thước, dán thạch cao lên khung xương, trát keo, đánh bóng và sơn hoàn thiện. Các bước này có thể mất nhiều ngày để hoàn thành tùy thuộc vào quy mô công trình.
Trong khi đó, với tấm Cemboard, quá trình thi công đơn giản hơn khi bạn hoàn toàn có thể cắt được sản phẩm bằng máy cưa đĩa hoặc dao cắt rồi lắp đặt trực tiếp lên khung xương, từ đó, giúp rút ngắn thời gian, chi phí thi công.
Tuy nhiên, việc thi công này đòi hỏi tay nghề cao vì tấm Cemboard không có tính linh hoạt và rất khó tháo ra khi lắp đặt hoàn thiện. Hơn nữa, khi lắp Cemboard vào hệ khung, người thợ cần chú ý bắt vít cách mép khoảng 1,5cm để tránh vỡ nứt.
11. Ứng dụng
Nhờ thiết kế dạng tấm tiện lợi cùng khả năng chịu lực tốt, cách âm tốt, độ bền cao nên tấm Cemboard có ứng dụng đa dạng hơn so với tấm thạch cao.
Tấm Cemboard có thể sử dụng cho cả công trình trong nhà và ngoài trời như tường, trần, vách, sàn, mái… Trong khi đó, tấm thạch cao thường chỉ được sử dụng cho công trình trong nhà với mục đích trang trí và cách âm.
12. Giá thành
Tấm Cemboard có giá thành cao hơn tấm thạch cao từ 1 – 1,5 lần do sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu cao cấp và công nghệ và máy móc sản xuất hiện đại hơn thạch cao.
Tuy nhiên, sử dụng tấm Cemboard có thể giúp tiết kiệm 30% chi phí so với sử dụng sàn gác bằng bê tông vì sản phẩm này cực kỳ nhẹ và dễ dàng thi công hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí thi công.
Vì thế, nếu chi phí là một yếu tố quan trọng và chỉ có nhu cầu sử dụng trong nội thất, bạn có thể chọn dùng tấm thạch cao. Song, nếu tính đến độ bền, độ cách âm, khả năng chịu lực và ứng dụng đa dạng, việc lựa chọn tấm Cemboard sẽ là khoản đầu tư xứng đáng và linh hoạt hơn cho bạn.
Bảng tổng kết các tiêu chí so sánh tấm Cemboard và thạch cao
Các tiêu chí | Tấm Cemboard | Thạch cao |
Cấu tạo | Xi măng Sợi dăm gỗ Cát thủy tinh | Bột thạch cao |
Trọng lượng | Nhẹ | Nhẹ |
Độ bền | tối thiểu 50 năm | 15-25 năm |
Mẫu mã và tính thẩm mỹ | Màu đen xám | Trắng sáng |
Khả năng chịu nước | Tốt | Không có khả năng chịu nước |
Khả năng chống cháy | Tốt | Tốt |
Khả năng cách âm | Tốt | Tốt hơn tấm Cemboard |
Khả năng cách nhiệt | Tốt | Tốt |
Khả năng chống mối mọt | Không bị mối mọt | Có thể bị sau thời gian sử dụng |
Độ an toàn cho sức khỏe | An toàn | An toàn |
Thời gian thi công | Nhanh hơn | Lâu hơn tấm Cemboard |
Tính ứng dụng | Sử dụng cả trong nhà và ngoài trời | Chỉ sử dụng trong nhà |
Giá thành | Cao hơn | Rẻ hơn tấm Cemboard |
Khi lựa chọn giữa tấm Cemboard và thạch cao, bạn cần xác định mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình để đưa ra quyết định phù hợp. Tấm Cemboard sẽ thích hợp sử dụng để làm vách ngăn, tường bao, sàn, trần cho cả công trình trong nhà và ngoài trời. Còn thạch cao sẽ chỉ thích hợp sử dụng cho việc trang trí, làm vách, trần cho các công trình trong nhà.
Cả tấm Cemboard và thạch cao đều là những vật liệu tốt, đem đến giá trị sử dụng bền vững cho công trình. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó, khi lựa chọn sản phẩm cho công trình của mình bạn nên cân nhắc đến mục đích sử dụng, đặc điểm công trình để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.