Thi công tấm Smartboard làm SÀN – VÁCH – TRẦN – MÁI tiết kiệm và an toàn

Quy trình thi công tấm Smartboard đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về kiến thức chuyên môn về cách thực hiện. Nhằm giúp Bạn hiểu rõ hơn và tránh sai sót trong việc thi công, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm thi công Smartboard làm SÀN – VÁCH – TRẦN – MÁI tiết kiệm và an toàn nhất.

1. Hướng dẫn thi công tấm Smartboard làm trần

Với những ưu điểm như khả năng chống nóng vượt trội, tuổi thọ cao, tấm trần Smartboard thường được ứng dụng tại các công trình nhà ở, nhà hàng, khách sạn, quán cafe… Các bước thi công tấm Smartboard làm trần bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trần

Tên dụng cụHình ảnh
Tấm 3.5mm (1220x2440mm)Tấm 3.5mm
Tấm 4mm (1220x2440mm)Tấm 4mm
Tấm 4.5mm (1220x2440mm)Tấm 4.5mm
Khung trần chìmKhung trần chìm
Vít dùVít dù
Vít đen 3.5 x 25mmVít đen 3.5 x 25mm
Keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FCKeo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC
Tắc kêTắc kê
Ty ren (Ty dây)Ty ren (Ty dây)
Băng keo lướiBăng keo lưới
Bas 2 lỗBas 2 lỗ
Khóa liên kếtKhóa liên kết
Đinh thépĐinh thép

Bước 2: Lắp đặt hệ thống khung trần

1 – Đối với trần chìm

Bước 1: Bạn cần sử dụng máy cân cốt mặt phẳng laser để có thể xác định mặt phẳng cốt trần N + 10mm. Điều này giúp xác định độ cao và mặt phẳng của trần để lắp đặt trần xi măng Smartboard với khoảng cách 10mm trên cốt trần hiện có.

Bạn cần tiến hành đóng góc cho tường và vách
Bạn cần tiến hành đóng góc cho tường và vách

Bước 2: Xây dựng hệ thống khung trần chìm với thanh chính có quy cách 800mm bao gồm xương cá và U gai.

Để đạt được kết quả chính xác nhất, bạn cần đo tổng khoảng cách chiều dài hoặc chiều rộng của công trình để xác định quy cách khung trần chìm.

Ví dụ:

  • Nếu chiều rộng hoặc chiều dài có kích thước là 3.5m, chia cho 4 sẽ được 87.5cm. Sau đó, tiếp tục chia cho 5, ta sẽ có 5 thanh xương chính.
  • Khoảng cách bố trí có thể là áp tường 60cm, khoảng cách giữa các thanh xương chính là 80cm, hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh thành 70cm nếu cần.
Đo tổng khoảng cách
Bạn cần đo tổng khoảng cách chiều dài hoặc chiều rộng của công trình

Hướng dẫn thi công trần thạch cao Mẫu Trần chìm Giật Cấp hắt 600 mm

Bước 3: Tính toán và xác định vị trí để đặt nở đạn hoặc tắc kê sắt, đảm bảo khoảng cách và khoảng lỗ phù hợp.

Bạn tiến hành xác định được vị trí treo ty dây chính xác
Bạn tiến hành xác định được vị trí treo ty dây chính xác

Bước 4: Tiến hành treo ty dây chính vào vị trí xác định. Sử dụng tender hoặc treo ty ren, ty treo vào take và đạn nổ lên thanh chính. Đây là một bước phức tạp và yêu cầu Bạn có kinh nghiệm và kỹ năng cao.

Tiến hành sử dụng tender
Tiến hành sử dụng tender hoặc treo ty ren, ty treo vào take, đạn nổ lên thanh chính

Bước 5: Sử dụng khóa liên kết để gắn chặt thanh chính lên ty treo chịu lực. Đồng thời, gắn thanh phụ lên thanh chính và điều chỉnh cốt trần để đạt mặt phẳng và cố định thanh xương phụ sao cho khớp với góc tường.

Gắn thanh phụ lên thanh chính
Gắn thanh phụ lên thanh chính và điều chỉnh cốt trần để đạt mặt phẳng và cố định thanh xương phụ sao cho khớp với góc tường

2 – Đối với trần nổi

Bước 1: Xác định độ cao của trần và vị trí chính xác khi lắp đặt khung xương đầu tiên và ty treo thanh chính.

Thợ thi công cần tiến hành xác định độ cao của trần
Thợ thi công cần tiến hành xác định độ cao của trần

Bước 2: Sử dụng mắt cắt liên kết thanh xương để kết nối xương chính và xương phụ với nhau.

Sử dụng mắt cắt liên kết thanh xương
Sử dụng mắt cắt liên kết thanh xương để liên kết xương chính và xương phụ

Hướng dẫn thi công trần thả

Bước 3: Tiến hành căn chỉnh khung xương sao cho chúng vuông góc với nhau.

Tiến hành căn chỉnh khung xương sao cho vuông góc với nhau
Tiến hành căn chỉnh khung xương sao cho vuông góc với nhau

Bước 3: Hoàn thiện trần Smartboard

  • Bắn tấm Smartboard lên hệ khung xương đã được lắp sẵn sao cho xen kẽ nhau và có khoảng cách vừa phải.
  • Tiến hành xử lý mối nối giữa các tấm Smartboard.
Bắn tấm Smartboard lên hệ khung xương
Bạn cần bắn tấm Smartboard lên hệ khung xương

Các bước hoàn thiện trần Smartboard nổi tương tự như khi thi công trần chìm, với việc bắn tấm Smartboard lên khung xương và xử lý mối nối giữa các tấm. Quá trình thi công trần chìm tấm xi măng Smartboard không quá phức tạp và thường có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày với mức giá dao động từ 10,000,000 – 15,000,000 VNĐ.

2. Hướng dẫn thi công mái Smartboard

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Bạn về lắp đặt mái chống nóng cho các hạng mục có diện tích vừa và lớn như nhà ở, resort, villa, phòng sân Golf,…, tấm Smartboard cần có độ dày từ 9 – 10 – 12mm. Các bước thi công tấm Smartboard làm mái như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư mái

Vật liệuHình ảnh
Tấm Smartboard 9, 10, 12mmTấm Smartboard
Thép hộpThép hộp
Chổi quét sơnThi công tấm Smartboard làm SÀN - VÁCH - TRẦN - MÁI tiết kiệm và an toàn
Máy khoan cầm tayMáy khoan cầm tay
Bay trát bảBay trát bả
Keo xử lý mối nốiKeo xử lý mối nối
Vít xà gồVít xà gồ
Bột trét ngoại thất MoolarBột trét ngoại thất Moolar

Bước 2: Lắp đặt hệ khung thép vào kết cấu mái

Để lắp đặt tấm Smartboard cho mái, Bạn cần phải chuẩn bị khung với khoảng cách giữa hai thanh đứng là 610mm và khoảng cách giữa các thanh ngang là 1220mm.

Lưu ý: Thanh bắt ngang có thể sử dụng kích thước 40x80mm cho tải trọng cao hoặc 30x30mm hoặc 40x20mm cho tải trọng thấp.

Lắp đặt hệ khung mái
Lắp đặt hệ khung mái với khẩu độ tùy theo tải trọng mong muốn

Bước 3: Lắp đặt tấm Smartboard

Bạn tiến hành lắp đặt tấm Smartboard từ đỉnh mái xuống phía dưới. Nếu tấm Smartboard có kích thước lớn hơn khung, bạn có thể cắt tấm Smartboard trước khi lắp.

Tiến hành lắp đặt tấm Smartboard vào khung mái
Tiến hành lắp đặt tấm Smartboard vào khung mái đã hoàn thành trước đó

Bước 4: Gia cố tấm Smartboard bằng vít tự khoan

Sau khi lắp đặt mỗi tấm Smartboard, thực hiện gia cố bằng cách sử dụng vít tự khoan:

  • Khoảng cách tối đa giữa các vị trí bắn vít trên tấm là 300mm.
  • Khoảng cách từ cạnh của tấm đến vị trí bắn vít là 15mm.

Khi đóng đinh hoặc vặn vít, bạn cần đảm bảo rằng đinh hoặc vít được chèn sâu vào tấm Smartboard để đảm bảo độ bám chắc chắn.

Gia cố tấm Smartboard bằng vít tự khoan
Gia cố tấm Smartboard bằng vít tự khoan

Bước 5: Xử lý mối nối

Sau khi hoàn thành sơ bộ lắp đặt tấm mái Smartboard, bạn tiến hành xử lý mối nối giữa các tấm bằng cách:

  • Làm sạch vị trí khe nối bằng cách loại bỏ bụi bẩn và các vụn thừa tại vị trí khe nối.
  • Sử dụng bay trát để trát dọc theo vị trí khe nối giữa các tấm Smartboard.
  • Bạn cũng cần cân nhắc sử dụng keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC nếu mong muốn mối nối có độ cứng cao và độ bền lâu, tránh tình trạng nứt, vỡ tại mối nối.

Bên cạnh đó, để tăng tính chắc chắn, bạn cũng có thể sử dụng băng lưới dán vào giữa và dọc theo vị trí khe nối khi lớp keo mối nối vẫn còn ướt.

Hoàn thành gia cố tấm Smartboard
Sau khi hoàn thành gia cố tấm Smartboard, bạn tiếp tục xử lý mối nối tại các khe tấm Smartboard

Bước 6: Trám keo các đầu vít

Sau khi lắp đặt tấm Smartboard, Bạn cần phải trám keo các đầu vít bằng bột trét ngoại thất Moolar và chờ khoảng 3 – 4 giờ để bột trét cứng lại.

*Lưu ý: Bạn cần phải sử dụng bay trát để cạo bằng phẳng bề mặt và làm sạch bề mặt các đầu vít trước khi trám keo để đảm bảo độ bám tốt.

Sử dụng bay để trám keo các đầu vít
Sử dụng bay để trám keo các đầu vít khi thi công tấm Smartboard

Bước 7: Xử lý chống thấm dột bề mặt tấm lót mái

Để nâng cao khả năng chống thấm và đảm bảo an toàn cho hệ thống mái với tấm lót mái Smartboard, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Cắt hình chữ V tại vị trí tiếp giáp giữa hai tấm Smartboard nhằm tạo ra một khe hở để dễ dàng xử lý và chống thấm hiệu quả hơn.
  • Sử dụng keo PU để mài các cạnh bên của mái giúp tăng khả năng chống thấm và tạo một lớp bảo vệ cho hệ thống mái.
  • Sử dụng lớp chống thấm chuyên dụng như Sika Membrane, sơn chống thấm sàn mái Epoxy, màng bitum khò nóng, Flinkote để sơn toàn bộ hệ thống mái bằng lớp chống thấm này và để khô trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ.
Xử lý chống thấm dột toàn bộ bề mặt
Xử lý chống thấm dột toàn bộ bề mặt tấm lót mái bằng lớp chống thấm chuyên dụng

Bước 8: Hoàn thiện mái

Bạn có thể sơn tấm Smartboard để tăng độ bền và trang trí cho mái. Sau đó, vệ sinh lại toàn bộ khu vực mái sau khi hoàn thiện công việc và sử dụng nước sạch và vòi xịt (công suất nhỏ) để loại bỏ bụi bẩn.

Hoàn thiện bề mặt mái thi công
Hoàn thiện bề mặt mái thi công bằng cách vệ sinh hoặc sơn mái trang trí

3. Hướng dẫn thi công tấm vách Smartboard

Chi phí thi công vách Smartboard dao động trong khoảng 15,000,000 – 20,000,000 VNĐ. Các bước thi công tấm Smartboard làm vách bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị vật tư và phụ kiện cần thiết

Tên dụng cụHình ảnhTên dụng cụHình ảnh
BúaBúaỐng cân ni-vôỐng cân ni-vô
KìmKìmỔ cắm quayỔ cắm quay
Kìm rút ri – vêKìm rút ri - vêKhoan điệnKhoan điện
Kéo cắtKéo cắtCưaCưa
Kéo cắt tyKéo cắt tyDao trétDao trét
Tuốc- nơ-vítTuốc- nơ-vítDao nhọnDao nhọn
Khóa 10Khóa 10Viết chìViết chì
Thước dâyThước dâyThước thủyThước thủy
Dây căng, quả dọiDây căng, quả dọiDụng cụ bảo hộ, thang nhômDụng cụ bảo hộ, thang nhôm
Sắt hộpSắt hộpMáy hànMáy hàn
Tấm SmartboardTấm SmartboardVít tự khoanVít tự khoan
Băng keo giấyBăng keo giấyKeo xử lý mối nốiKeo xử lý mối nối

Bước 2: Tạo khung chịu lực cho vách Smartboard

1 – Đối với vách ngăn trong nhà

Bước 1: Lắp thanh ngang C76:

Trước tiên, bạn cần xác định độ vuông góc của thanh ngang với tường để tìm vị trí lắp thanh ngang sao cho khoảng cách giữa thanh ngang và sàn/trần không vượt quá 5mm. Sau đó, cố định thanh ngang bằng 4 vít mũ với khoảng cách giữa các vít là 500mm.

Khoảng cách các thanh ngang C76
Khoảng cách các thanh ngang C76 không vượt quá 5mm

Bước 2. Lắp thanh đứng C75 vào thanh ngang:

Tùy theo kích thước bề rộng của tấm Smartboard, bạn cần đặt khoảng cách của đầu thanh đứng với trần là 6 – 10mm. Giữa các thanh đứng, tiến hành đặt khoảng cách là 600mm (hoặc 406, 305mm tùy theo yêu cầu).

Lắp thanh đứng C75
Lắp thanh đứng C75 vào thanh ngang khi thi công tấm Smartboard làm vách

Bước 3: Lắp thanh liên kết ngang:

Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh liên kết ngang là 600mm để đảm bảo sự ổn định cho vách ngăn.

Lắp thanh liên kết ngang
Lắp thanh liên kết ngang sao cho khoảng cách giữa các thanh liên kết ngang là 600mm

2 – Đối với vách ngăn ngoài trời

Bạn sử dụng tắc kê thép để lắp các thanh xương trên trần và sàn. Sau đó, dựng thanh đứng đầu tiên vuông góc với các thanh xương và áp sắt với tường.

Tiến hành lắp đặt các thanh đứng tiếp theo với khoảng cách phù hợp, tùy thuộc vào yêu cầu tải trọng của công trình. Bạn có thể dùng sắt hộp 4×8 hoặc sắt 3x3cm, 4x2cm để lắp đặt khung vách, tuỳ theo yêu cầu và kích thước tấm Smartboard.

*Lưu ý: Khoảng cách giữa tắc kê tương tự như khi lắp đặt thanh xương.

Tạo khung chịu lực cho vách Smartboard
Tạo khung chịu lực cho vách Smartboard ngoài trời bằng các thanh xương

Bước 3: Lắp tấm Smartboard lên khung sắt

Đầu tiên, lắp đặt tấm Smartboard bắt đầu từ phía trần và cách sàn ít nhất 10mm để tránh ẩm.

  • Với cạnh biên của tấm Smartboard, khoảng cách giữa các vít là 200mm.
  • Khoảng cách giữa các vít trên cùng một cạnh của tấm Smartboard là 300mm.

Trong trường hợp lắp đặt vách Smartboard gồm 2 lớp, bạn có thể tận dụng các tấm lở để bắt vách lớp 1 và khoét lỗ trên lớp 1. Lớp thứ 2 cần được bắt vào vị trí nằm giữa các khung của lớp thứ nhất, với khoảng cách bước khung là 600mm (hoặc 406, 305mm).

Sau đó, Bạn tiến hành đánh dấu vị trí lỗ cần khoét trên lớp 2 để phục vụ việc lắp đặt các bộ phận khác sau này.

Lắp tấm Smartboard lên khung sắt ngoài trời
Lắp tấm Smartboard lên khung sắt ngoài trời

Bước 4: Xử lý mối nối giữa vách ngăn tấm Smartboard trong nhà

Để xử lý mối nối giữa các tấm Smartboard, bạn bôi keo chuyên dụng và tiến hành dán băng keo giấy(đã được ngâm ướt) lên bề mặt lớp keo vừa trét rồi chờ cho keo khô trong khoảng 24 giờ.

Keo xử lý mối nối giúp vách ngăn được bền chặt hơn
Keo xử lý mối nối giúp vách ngăn được bền chặt hơn

Bước 5: Trang trí bề mặt vách ngăn trong nhà

Sau khi lắp đặt tấm Smartboard và hoàn tất việc sơn phủ (nếu có), bạn có thể trang trí vách ngăn bằng cách sơn màu, dán giấy dán tường hoặc decal, lát gạch, đá để tạo điểm nhấn cho công trình.

Sơn tấm vách ngăn ngoài trời
Sơn tấm vách ngăn ngoài trời để mang lại độ thẩm mỹ cao hơn cho công trình của bạn

4. Hướng dẫn thi công tấm sàn Smartboard

Với khả năng chống thấm nước, khả năng chịu lực tới 1300kg/㎡, tấm xi măng Smartboard được ứng dụng rộng rãi để làm sàn gác lửng, lót sàn, sàn nâng cho các công trình nhà trọ, nhà cấp 4, sân thượng…

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho sàn

Vật liệuHình ảnh
Tấm sàn Smartboard 10, 12, 14, 16, 18, 20mmTấm sàn Smartboard
Sắt hộpSắt hộp
Máy khoan cầm tayMáy khoan cầm tay
Bay trát bảBay trát bả
Keo xử lý mối nốiKeo xử lý mối nối
Vít xà gồ 4 phânVít xà gồ 4 phân
Vật liệu hoàn thiện (gạch, thảm,…)Vật liệu hoàn thiện

Bước 2: Thiết kế khung sắt chịu lực

Để lắp đặt tấm Smartboard làm sàn, bạn cần sử dụng hệ khung sắt chịu lực bao gồm:

  • Thanh chính (đà ngang) và thanh phụ (thanh sắt hộp nằm ngang).
  • Thanh chính được lắp đặt theo chiều ngắn nhất của công trình, và thanh phụ được lắp đặt theo chiều dài nhất.

Các thanh chính và thanh phụ được liên kết với nhau bằng mối hàn hoặc bản mã sắt, trong đó:

  • Khoảng cách giữa các thanh chính là khoảng 41cm, và khoảng cách giữa các thanh phụ là khoảng 122cm.
  • Bạn cũng có thể sử dụng thanh đôi để bắt đường ghép hoặc thiết kế hệ khung có kích thước 61 x 122cm hoặc 61 x 61cm, tùy thuộc vào trọng tải và thiết kế cụ thể của công trình.
Bước thiết kế khung sắt chịu lực
Bước thiết kế khung sắt chịu lực

Bước 3: Đo đạc xác định vị trí lắp đặt khung xương

Để thi công tấm Smartboard làm sàn, bạn cần:

  • Xác định vị trí lắp đặt khung xương: Đo và xác định vị trí chính xác để lắp đặt khung xương, đảm bảo các thành phần khung nằm đúng vị trí và hướng.
  • Liên kết các thanh ngang trên trần và dưới sàn: Lắp các thanh ngang ngang trên trần và dưới sàn theo khoảng cách khoảng 600mm để đảm bảo chúng được cố định vững chắc.
  • Lắp thanh đứng vào vị trí của các thanh ngang: Lắp các thanh đứng vào vị trí tương ứng với các thanh ngang, với khoảng cách khoảng 610mm và sử dụng vít chuyên dụng để cố định.
Đo và xác định vị trí chính xác
Đo và xác định vị trí chính xác để lắp đặt khung xương, đảm bảo các thành phần khung nằm đúng vị trí và hướng

Bước 4: Lắp đặt tấm Smartboard lên khung sàn

Theo quy trình hướng dẫn thi công tấm SCG Smartboard cho sàn, bạn cần phải xếp các tấm Smartboard so le nhau với khoảng cách bề rộng khe giữa 2 tấm là 2-3cm. Điều này giúp tạo không gian để tấm mở rộng khi nhiệt độ thay đổi.

Tiếp theo, tiến hành bắn vít vào các vị trí xung quanh và đảm bảo khoảng cách tối đa giữa các vít là 300mm, vị trí bắn vít không nhỏ hơn 10-12mm.

Lắp đặt các tấm Smartboard vào khung
Lắp đặt các tấm Smartboard vào khung đã hoàn thiện

Bước 5: Xử lý mối nối và che đầu vít

Các bạn có thể dùng keo xử lý mối nối hoặc bột xử lý mối nối để tiến hành xử lý mối nối giữa các tấm cũng như che đi đầu các loại ốc vít hoặc khe hở giữa các tấm Smartboard.

Tiến hành xử lý mối nối bằng keo
Tiến hành xử lý mối nối bằng keo chuyên dụng cho sàn nhà làm bằng tấm Smartboard

Bước 6: Hoàn thiện và trang trí

Cuối cùng, bạn tiến hành làm sạch bề mặt sàn xi măng bằng cách sử dụng khăn ẩm cùng nước sạch để lau. Bạn hoàn thiện bề mặt sàn xi măng Smartboard bằng cách sơn, trải thảm hoặc lát gạch trang trí. Với sơn, bạn tiến hành:

  • Sử dụng sơn lót và chờ hoảng 2 – 3 tiếng cho lớp sơn khô (sơn nước hoặc sơn Acrylic)
  • Liên tục sơn phủ 2 – 3 lớp tiếp theo (cần đảm bảo các lớp sơn trước đã hoàn toàn khô)

Với hạng mục sàn, chủ thầu sẽ mất từ 2,000,000 – 3,000,000 VNĐ/m².

Sử dụng đá lát gạch
Sử dụng đá lát gạch để lát trang trí sau khi thi công tấm Smartboard lót sàn

5. Kinh nghiệm thi công tấm Smartboard tiết kiệm – an toàn

Quy trình thi công tấm Smartboard không quá phức tạp nhưng không phải ai cũng biết những kinh nghiệm thực hiện các hạng mục Smartboard tiết kiệm và an toàn dưới đây:

1 – Sử dụng đinh vít chuyên dụng cho từng hạng mục

Mỗi hạng mục công trình sẽ yêu cầu loại vít chuyên dụng khác nhau. Chẳng hạn, vít dù, vít đen sẽ phù hợp để ứng dụng thi công trần trong khi vít xà gồ là sự lựa chọn đúng đắn cho thợ thi công khi làm mái xi măng Smartboard. Bạn cần cân nhắc và lựa chọn thật kĩ các loại vít chuyên dụng để tránh lãng phí khi thi công.

Yêu cầu loại vít chuyên dụng
Mỗi hạng mục công trình sẽ yêu cầu loại vít chuyên dụng khác nhau

2 – Đảm bảo khoảng cách giữa các tấm cách nhau 2 – 3 cm

Kết cấu khung trong quá trình thi công tấm xi măng Smartboard có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết và làm ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Chính vì vậy, thợ thi công cần đảm bảo khoảng cách giữa các tấm cách nhau 2 – 3cm, tránh việc tu sửa về sau gây lãng phí ngân sách.

Thợ thi công cần đảm bảo khoảng cách giữa các tấm
Thợ thi công cần đảm bảo khoảng cách giữa các tấm cách nhau 2 – 3cm

3 – Đo đạc kỹ trước khi thi công tấm Smartboard

Việc đo đạc kỹ công trình trước khi thi công có thể giúp chủ thầu ước lượng được số lượng nguyên vật liệu cần dùng. Đồng thời, tránh được sai sót không đáng có trong quá trình thi công, giúp chủ thầu tiết kiệm được thời gian và chi phí tu sửa.

Đo đạc kỹ công trình trước khi thi công
Việc đo đạc kỹ công trình trước khi thi công có thể giúp chủ thầu ước lượng được số lượng nguyên vật liệu cần dùng

4 – Lựa chọn kích thước tấm Smartboard phù hợp với hạng mục

Bạn cần xác định rõ quy cách và kích thước tấm xi măng cho từng hạng mục để tránh sai sót và lãng phí không cần thiết.

  • Độ dày tấm Smartboard làm trần dao động từ 3.5 – 6mm
  • Độ dày tấm Smartboard làm mái dao động từ 10 – 14mm
  • Độ dày tấm xi măng Smartboard làm sàn sẽ từ 14 – 20mm.
Bạn cần xác định rõ kích thước và quy cách tấm xi măng
Bạn cần xác định rõ kích thước và quy cách tấm xi măng cho từng hạng mục để tránh sai sót và lãng phí không cần thiết

6. Báo giá thi công tấm Smartboard theo từng ứng dụng

Trung bình mức giá thi công tấm xi măng Smartboard sẽ dao động từ 1,500,000 – 3,000,000 VNĐ tùy thuộc vào từng hạng mục.

Chi phí thi công tấm Smartboard cũng giúp Bạn tiết kiệm 2 – 3 lần ngân sách so với thi công bê tông cốt thép và 1.5 lần so với gỗ.

Hạng mụcTổng chi phí (VNĐ/m2)
Giá thi công trần Smartboard1,500,000 – 2,000,000 VNĐ
Giá thi công mái Smartboard2,000,000 – 2,500,000 VNĐ
Giá thi công vách Smartboard2,000,000 – 2,500,000 VNĐ
Giá thi công sàn Smartboard2,500,000 – 3,000,000 VNĐ

Như vậy, với kinh nghiệm thi công tấm Smartboard cực kỳ chi tiết – dễ hiểu mà bài viết đã cung cấp, giờ đây, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng ứng dụng cho công trình của mình. Bên cạnh đó, với mức giá tham khảo mà bài viết cung cấp cũng sẽ giúp bạn cũng có thể đo lường được chi phí cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành thi công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *