Tấm Fiber Cement là loại vật liệu xây dựng mới được ưa chuộng hiện nay bởi các đặc tính kháng nước vượt trội, chịu lực lớn, tính thẩm mỹ cao cùng tuổi thọ lên tới 40 năm. Để tìm hiểu kĩ hơn về phân loại và các ứng dụng thực tế của loại sản phẩm này, hãy cùng đến với bài viết dưới đây!
1. Tấm Fiber Cement là gì?
Tấm Fiber Cement hay còn gọi là tấm Cemboard sợi Cellulose màu trắng sữa là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi trong các dự án thi công nhà cửa, tòa nhà và các công trình công nghiệp ở các hạng mục vách ngăn – sàn lửng, lót sàn – trần chìm, trần nổi.
Là một loại vật liệu xây dựng đa năng với nhiều đặc tính nổi bật như tính chống thấm, khả năng chống mối mọt và độ bền cao, tấm Fiber Cement được sản xuất với nhiều quy cách khác nhau, từ đó, đáp ứng nhu cầu thi công cho nhiều loại công trình.
Một định nghĩa khác bạn có thể bạn có thể đọc thêm “Tấm Cement Board là gì?” để có thêm thông tin về tên gọi này nhé!
2. Cấu tạo của tấm Fiber Cement
Tấm Fiber Cement được sản xuất từ ba thành phần chính là xi măng Portland (70%), sợi Cellulose (27%) và cát Silica (3%).
2.1. Xi măng Portland
Xi măng Portland chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần của Fiber Cement, khoảng 70%. Xi măng Portland được sản xuất bằng cách pha trộn các nguyên liệu như đất sét, đá vôi, đá granit và nước, từ đó, tạo ra một hỗn hợp đặc dẻo, có khả năng đóng rắn cao.
Xi măng giúp tăng độ chịu lực và khả năng chống thấm cho tấm Fiber Cement. Khi xi măng tiếp xúc với nước, nó sẽ phản ứng và tạo ra một phần màng bảo vệ chống thấm cho sản phẩm.
2.2. Sợi Cellulose
Sợi Cellulose chiếm khoảng 27% trong thành phần tấm Fiber Cement. Sợi Cellulose được sản xuất từ thân cây gỗ, qua quá trình xử lý để loại bỏ tạp chất và chế biến thành sợi dài và mảnh. Sợi Cellulose giúp tăng độ bền và giảm thiểu độ co ngót khi tấm Fiber Cement tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao.
2.3. Cát Silica
Cát silica chiếm phần còn lại trong thành phần tấm Fiber Cement, đây là là một loại khoáng vật tự nhiên có cấu trúc tinh thể, có độ cứng và độ bền cao. Khi được thêm vào tấm Fiber Cement, cát silica giúp tăng độ cứng và độ bền của tấm, làm cho sản phẩm chịu lực và va đập tốt hơn.
Quy trình sản xuất tấm Fiber Cement
Tấm Fiber Cement được sản xuất bằng phương pháp ép nén đa lớp bằng cách kết hợp các nguyên liệu chính. Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào máy ép nén đa lớp để tạo thành tấm Fiber Cement. Trong quá trình ép nén, các lớp nguyên liệu được ép chặt với nhau bằng hơi nước thủy lực. Cuối cùng, sản phẩm được sấy khô tại nhiệt độ cao để tạo ra độ bền và khả năng uốn cong tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Tấm xi măng 3D là gì? 6+ điều cần biết về tấm xi măng 3D
3. Phân loại tấm Fiber Cement
Hiện nay trên thị trường đang có hai loại tấm Fiber Cement là tấm xi măng Fiber Cement nhập khẩu và tấm xi măng Fiber Cement Việt Nam. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể:
3.1. Tấm xi măng Fiber Cement nhập khẩu
Tấm xi măng Fiber Cement nhập khẩu gồm tấm Smartboard, tấm Sheraboard và tấm Prima Flex.
1 – Tấm Smartboard
Tấm Smartboard được phát triển bởi tập đoàn SCG (Siam Cement Group) là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất tại Thái Lan. Bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất đến từ các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản và Úc, tấm SCG Smartboard luôn được đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường.
Tấm Fiber Cement của SCG có quy cách chung là kích thước 1220x2440mm, 603x1213mm hoặc 1000x2000mm và độ dày từ 3,5mm đến 20mm.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tấm Smartboard là một vật liệu xây dựng đa năng, có thể sử dụng trong nhiều loại công trình, từ nhà dân dụng cho đến các dự án xây dựng công nghiệp.
- Đối với các công trình nhà ở, tấm Smartboard được sử dụng để làm vách ngăn giữa phòng ngủ và phòng khách, trần phòng ngủ, sàn nhà tắm.
- Trong các công trình thương mại hoặc công nghiệp, tấm Smartboard được sử dụng để làm vách ngăn, trần, mái cho các tòa nhà văn phòng, nhà máy, kho bãi, trung tâm thương mại và hầm chứa.
2 – Tấm Sheraboard
Tấm Sheraboard là sản phẩm của Tập đoàn Mahaphant đến từ Thái Lan, được sản xuất bằng công nghệ cao và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Tấm Sheraboard có độ dày từ 3,2mm đến 20mm, kích thước tiêu chuẩn là 1220x2440mm, 603x1209mm, 603x1210mm và 1000x2000mm.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tấm Sheraboard thích hợp sử dụng làm vách ngăn – lót sàn – trần nhà cho các công trình được đầu tư lớn thường, yêu cầu chất lượng cao như sàn trung tâm thương mại, vách ngăn khách sạn, lót sàn bệnh viện, vách ngăn trường học, vách ngăn văn phòng.
3 – Tấm Prima Flex
Tấm Prima Flex là sản phẩm của tập đoàn Hume Cemboard Industries Berhad chuyên sản xuất các loại vật liệu xây dựng như tấm xi măng chịu lực, tấm xốp cứng, tấm chống cháy và các sản phẩm liên quan khác. Tấm Prima Flex được sản xuất với nhiều kích thước và độ dày khác nhau, dao động trong khoảng 3,2mm – 20mm.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tấm Prima Flex phù hợp với vách ngăn – sàn nhà – mái nhà cho các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, nơi cần yêu cầu về tính an toàn cháy nổ và cách âm, cách nhiệt và thẩm mỹ cao.
3.2. Tấm xi măng Fiber Cement Việt Nam
Trên thị trường sản xuất Fiber Cement Việt Nam đang có hai thương hiệu chính là tấm HLC Smartboard và DURAflex.
1 – Tấm HLC Smartboard
Tấm HLC Smartboard được sản xuất và phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi Tập đoàn Hạ Long Việt Nam, là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất với độ dày dao động từ từ 4mm đến 20mm và kích thước tiêu chuẩn 1220x2440mm .
Ưu điểm | Nhược điểm |
| Tấm HLC có bảng màu kém đa dạng, khiến cho việc thiết kế và trang trí công trình trở nên khó khăn hơn. |
Tấm HLC Smartboard sẽ phù hợp với những công trình cần chịu lực như cầu, tường chắn, khu vực bảo vệ, giếng trời, vách ngăn, trần nhà,.. và các công trình yêu cầu tính an toàn cao như nhà xưởng, nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học,..
2 – Tấm DURAflex
Tấm Duraflex là một sản phẩm công nghệ cao của tập đoàn Saint Gobain Pháp tại Việt Nam. Được sản xuất theo quy trình khép kín và sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, tấm Duraflex có quy cách linh hoạt với độ dày từ 3,5mm đến 20mm và kích thước 1220x2440mm hoặc 1000x2000mm.
Ưu điểm | Nhược điểm |
| Khi làm vách bằng Duraflex, cần chú ý xử lý các mối nối tấm, tránh hiện tượng nứt mạch giáp lai |
Tấm Duraflex có độ bền cao, khả năng chống nước và chịu lực tốt nên phù hợp với nhiều loại công trình, bao gồm: Các công trình xây dựng công nghiệp như nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, bến bãi, hầm chứa, tường chắn tiếng ồn, tường chống cháy… và các công trình dân dụng: nhà ở, chung cư, căn hộ, biệt thự.
4. Ứng dụng thực tế của tấm Fiber Cement
Tấm Fiber Cement thường được sử dụng trong các công trình sau:
4.1. Tấm Fiber Cement Board làm trần thả, trần chìm
Tấm Fiber Cement Board có độ dày từ 3,2mm – 4,5mm thường được ứng dụng làm trần thả, trần chìm trong các công trình xây dựng hiện nay. Với trọng lượng nhẹ khoảng 4kg – 21kg, giúp giảm thiểu áp lực lên công trình và khả năng chống thấm nước, trần Fiber Cement rất phù hợp với các công trình dân dụng như nhà ở, biệt thự, chung cư, nhà trọ, từ đó, đảm bảo khu vực sinh hoạt luôn được khô ráo, thoáng mát.
4.2. Tấm Fiber Cement làm tường, vách ngăn
Với độ dày 6mm – 12mm, vách ngăn Fiber Cement mang lại khả năng cách âm vượt trội lên tới 61 dB, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài, tạo ra không gian yên tĩnh, thoải mái cho người dùng. Chính vì vậy, tấm Fiber Cement đặc biệt thích hợp với các công trình yêu cầu sự yên tĩnh cao như thư viện, phòng học, phòng ngủ hoặc các công trình đông người hoặc máy móc tạo tiếng ồn như nhà máy sản xuất, quán karaoke.
4.3. Tấm ván xi măng sợi – Fiber Cement Board làm sàn gác lửng, lót sàn
Tấm ván xi măng sợi – Fiber Cement Board có độ dày 14mm – 20mm là một vật liệu xây dựng ưa chuộng có thể được sử dụng làm sàn gác lửng hoặc lót sàn trong các công trình xây dựng.
Với khả năng chịu tải trọng lên tới 1,4 tấn, những công trình nhiều hạng hóa nặng như kho hàng, xưởng sản xuất, nhà máy chế biến, trạm điện, trạm xăng dầu, nhà ga, sân bay thường ưu tiên sử dụng tấm ván xi măng sợi – Fiber Cement Board nhằm đảm bảo công trình luôn bền chắc, không lo sụt lún.
5. Bảng báo giá tấm Fiber Cement tham khảo
Tấm Fiber Cement được sản xuất có độ dày từ 3,5mm đến 20mm với đa dạng kích thước 1220x2440mm, 1000x2000mm và 605x1210mm.
Độ dày | Giá tham khảo (VNĐ/tấm) |
Kích thước 1220x2440mm | |
3,5mm | 150.000 |
4mm | 180.000 |
4,5mm | 220.000 |
6mm | 280.000 |
8mm | 340.000 |
9mm | 400.000 |
10mm | 450.000 |
12mm | 510.000 |
14mm | 570.000 |
16mm | 650.000 |
18mm | 720.000 |
20mm | 800.000 |
Kích thước 1000x2000mm | |
14mm | 440.000 |
15mm | 400.000 |
Kích thước 605x1210mm | |
3,5mm | 30.000 |
4,5mm | 200.000 |
Lưu ý: giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, phụ thuộc vào thương hiệu và các yếu tố khác
Giá cả tấm Fiber Cement phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ dày, dao động từ 30.000 VNĐ đến 800.000VNĐ, khá cạnh tranh so với các vật liệu xây dựng truyền thống.
Qua bài viết trên, ta đã có thêm những góc nhìn đầy đủ về tấm Fiber Cement như cấu tạo, phân loại, các ứng dụng thực tế và chi phí của sản phẩm. Hy vọng thông qua đây, các chủ thầu đã có thêm thông tin trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho công trình của mình để mang lại hiệu quả lớn nhất.