Khí hậu nồm ẩm của Việt Nam khiến tình trạng ẩm mốc, mọc rêu của các vật liệu xây dựng xảy ra rất nhiều. Do đó, những phương pháp chống thấm cho sàn Cemboard rất được người dùng quan tâm. Dưới đây là tổng hợp 2 phương pháp chống thấm cho sàn đơn giản – hiệu quả và tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột, ẩm mốc tấm sàn Cemboard như: thi công sàn chưa đảm bảo kỹ thuật, chưa có hệ thống thoát nước, công trình xuống cấm, sàn nhà bị thủng… Những lý do trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và chất lượng công trình, khiến người dùng khó chịu… |
1. Dấu hiệu sàn Cemboard bị thấm nước, ẩm mốc
Làm thế nào để người dùng có thể nhận biết khi nào tấm Cemboard bị thấm nước? Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được.
1 – Mặt sàn có rong rêu
Khác với tấm xi măng bình thường có màu trắng sữa tự nhiên cùng với bề mặt phẳng mịn, trơn láng, tấm xi măng bị ẩm mốc sẽ xuất hiện những vết sùi màu nâu đen hoặc xanh nấm. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng rêu mốc sẽ ngày lan rộng, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của sàn.
2 – Bề mặt sàn bị nứt
Bề mặt sàn bị nứt có thể là dấu hiệu của việc sàn bị ngâm nước quá nhiều trong thời gian dài. Nếu tình trạng này không được khắc phục, nước tràn vào có thể thấm vào sâu kết cấu của công trình, làm han gỉ khung xương vách và bệ đỡ của tấm sàn. Về lâu dài, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền, độ an toàn và tuổi thọ của công trình.
3 – Tình trạng chuyển màu
Nếu thấy mặt sàn bị chuyển sang màu nâu đen, ố vàng, mốc đen hoặc có thể có mùi khó chịu, khả năng sàn Cemboard đang bị ẩm mốc là rất cao. Nếu thấy tình trạng này, bạn nên có những biện pháp làm khô hoặc chống thấm ngay lập tức, tránh để tình trạng tiếp diễn gây mất thẩm mỹ cho công trình.
2. Chống thấm cho sàn Cemboard bằng sơn chuyên dụng
Là loại sơn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt vật liệu thi công, sơn chống thấm có thể chống được hiệu quả tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm… giúp bảo vệ tối ưu vật liệu thi công, giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất và tăng tuổi thọ cho công trình.
Sơn chống thấm thường có hai thành phần chính là Polymer được pha trộn với hỗn hợp xi măng cốt liệu và phụ gia, cực kỳ an toàn với con người. Một số ưu điểm của sản phẩm có thể kể đến như sau:
- Dễ dàng thi công: Chỉ cần pha trộn với tỷ lệ phù hợp, người dùng có thể sử dụng trực tiếp sản phẩm lên bề mặt công trình.
- Tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc: Có rất nhiều màu sắc thoải mái cho người dùng lựa chọn: xám, vàng nhạt, xanh, kem… mang đến hiệu quả làm đẹp cực tốt.
- Khả năng che phủ cao: Các loại sơn chống thấm đều có khả năng chống tia UV cực kỳ hiệu quả cùng với khả năng kháng nước tốt nên có thể ứng dụng tại các công trình ngoài trời.
Tuy nhiên, sản phẩm cũng có một số nhược điểm đáng tiếc:
- Tuổi thọ không cao: Tuổi thọ của sơn chống thấm chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 năm nên người dùng sẽ mất khá nhiều chi phí tu sửa và tái sơn sàn.
- Dễ bị vón cục: Nếu để quá lâu, sơn sẽ dễ bị khô lại vón cục nên thợ thi công cần lưu ý trong quá trình thi công.
- Sơn bị làm nhái rất nhiều: Người dùng nên cân nhắc thật kỹ sự uy tín của địa chỉ cung cấp trước khi mua.
Nếu bạn đã quyết định sử dụng sơn chống thấm và chưa biết cách sử dụng đúng và hiệu quả, sau đây là các bước bạn cần thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước khi tiến hành sơn, bạn cần đảm bảo bề mặt Cemboard đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng các loại bàn chải, bàn cào chuyên dụng để xử lý các loại vữa xi măng hoặc hóa chất để tẩy rửa rêu, tảo bám trên bề mặt.
Bước 2: Tiến hành thi công
Sau khi xử lý bề mặt, bạn cần sử dụng ru lô, cọ chuyên dụng hoặc thiết bị phun để tiến hành sơn chống thấm sàn Cemboard. Bạn sẽ cần sơn khoảng 2 – 3 lớp sơn chống thấm cho sàn xi măng.
*Lưu ý: Trước khi sơn lớp tiếp theo, bạn cần phải đảm bảo lớp trước phải khô hoàn toàn. Ngoài ra, những khu vực có vết nứt đã được gia công lại hoặc luôn phải chịu tác động mạnh từ ngoại lực, bạn cần phải được gia cố thêm một lớp lưới gia cường ngay sau khi thi công xong lớp thứ nhất.
Một vài lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm:
- Lựa chọn loại sơn có màu phù hợp: Tùy thuộc vào phong cách và công trình mà người dùng cần lựa chọn loại sơn phù hợp.
- Cần sơn đồng bộ: Việc sơn đồng bộ sẽ giúp khả năng chống thấm của sàn được hiệu quả hơn.
- Pha trộn sơn đúng theo tỷ lệ: tỷ lệ pha sơn chống thấm tiêu chuẩn thường là 0,5 kg nước : 1 kg xi măng trắng : 1 kg sơn chống thấm.
- Thời gian để mỗi lớp sơn có thể khô là khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
Với chi phí khoảng 6 – 10.000.000 VNĐ, sơn chống thấm là giải pháp vô cùng hiệu quả và tiết kiệm để chống thấm dột cho sàn Cemboard.
3. Chống thấm cho sàn Cemboard bằng xi măng
Xi măng chống thấm với thành phần chính là xi măng Polyme, các loại phụ gia khoáng hoạt tính có chức năng tạo độ bền cao, tránh tình trạng rạn nứt sàn Cemboard. Xi măng chống thấm giúp ngăn ngừa tối ưu tình trạng nước ngấm từ sàn, tránh ẩm mốc, mang lại tuổi thọ lâu bền cho công trình của bạn.
Với công dụng như vậy, xi măng chống thấm được sản xuất với rất nhiều ưu điểm:
- Độ bền cao: Độ bền của xi măng chống thấm có thể lên đến 50 năm, khó bị oxy hóa trong không khí, ngăn ngừa được tình trạng muối hóa, nồm ẩm hoặc ăn mòn.
- Tạo bề mặt phẳng mịn cho công trình: Khi quét xi măng chống thấm, bạn có thể dễ dàng nhận biết được khuyết điểm lúc trát tường và khắc phục kịp thời.
- Mức chi phí thấp: So với các loại sơn chống thấm, giá thành xi măng chống thấm rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, xi măng chống thấm cũng tồn tại một số nhược điểm đáng tiếc. Cụ thể như sau:
- Khả năng chống chịu rung lắc không tốt: Xi măng chống thấm chịu lực khá yếu khi kết cấu công trình bị rung lắc mạnh.
- Không có khả năng co giãn: Sản phẩm sẽ không còn khả năng chống thấm nếu xảy ra tình trạng nứt gãy.
Để thi công chống thấm xi măng Cemboard, bạn cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
Trước khi thi công, bạn cần đọc trước hướng dẫn sử dụng trên bao bì để có thể trộn nước và xi măng theo đúng tỉ lệ và đảm bảo tấm xi măng Cemboard sẽ có bề mặt khô ráo, sạch sẽ; không có các loại dăm gỗ, giấy hoặc tạp chất trên bề mặt tấm xi măng, đặc biệt ở phần góc tường.
Bước 2: Chuẩn bị dung dịch chống thấm
Bạn tiến hành quá trình pha trộn hỗn hợp xi măng sao cho các thành phần xi măng và nước cần phải được pha chế và kết hợp theo đúng tỷ lệ 1:1 phù hợp, tuyệt đối tránh trường hợp cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Trong quá trình trộn xi măng, bạn cần phải trộn theo từng phần nhỏ, từ từ để tránh hiện tượng vón cục, gây hiện tượng nhám xù khi thi công.
Bước 3: Quét lớp chống thấm
Đối với xi măng chống thấm, bạn nên quét khoảng 2 lớp là phù hợp, mỗi lớp cách nhau 10 phút và nên quét sao cho thật đều tay, dàn mỏng và đều từng lớp. Khi quét xi măng, bạn cũng cần phải đảm báo lấp kín những lỗ hổng hoặc vết nứt trên tường, quét thật đều tay toàn bộ bề mặt công trình.
Bước 4: Bảo dưỡng lớp chống thấm
Sau khi hoàn thiện bề mặt chống thấm, bạn cần phải bảo dưỡng bằng việc sử dụng nilon hoặc bao tải để che phủ, tránh những tác động từ bên ngoài làm hỏng lớp nước xi măng vừa mới quét.
Như vậy, với mức chi phí khoảng 3 – 5 triệu, xi măng chống thấm cũng là một phương pháp hiệu quả để chống thấm dột cho sàn Cemboard mà bạn có thể cân nhắc.
TỔNG KẾT:
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Sơn chống thấm |
|
|
Xi măng chống thấm |
|
|
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nên người dùng cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn. Nếu có điều kiện tài chính tốt, sơn chống thấm sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Nếu công trình của bạn có quy mô nhỏ và không yêu cầu tính thẩm mỹ quá cao, xi măng chống thấm sẽ là giải pháp tối ưu hơn về chi phí mà vẫn đảm bảo khả năng chống thấm dột.
4. Lưu ý khi sử dụng tấm Cemboard chống nước hiệu quả
Mặc dù những phương pháp trên có thể khắc phục được tình trạng ẩm dột, nấm mốc của sàn xi măng nhưng người dùng cũng cần bỏ túi một số lưu ý quan trọng để hạn chế tối ưu nhất tình trạng thấm nước của sàn:
1 – Hạn chế sự tiếp xúc của nước với sàn Cemboard trong thời gian dài
Đối với các công trình nội thất, bạn cần hạn chế việc đổ nước ra sàn hoặc tránh tác động ngoại lực quá lớn vào sàn, gây nứt vỡ. Đối với các công trình ngoại thất, sau khi sàn bị ướt, bạn nên làm sạch và hong khô ngay khi có thể, hạn chế tình trạng ẩm ướt và nấm mốc.
2 – Sử dụng tấm xi măng có độ dày phù hợp khi làm sàn
Những công trình ngoại thất như sàn bể bơi, sân nhà thường yêu cầu tấm xi măng có kích thước từ 16 – 20mm do phải tiếp xúc nhiều với điều kiện môi trường trong khi những công trình nội thất như sàn nhà trọ, nhà ở sẽ yêu cầu tấm Cemboard có độ dày từ 12 – 16mm.
3 – Vệ sinh sàn Cemboard thường xuyên
Việc vệ sinh sàn thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ chất bẩn vào tấm xi măng Cemboard, tránh được việc sản phẩm bị rêu mốc. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh sàn Cemboard bằng các loại bàn chải, bàn cào chuyên dụng để chà và lau bề mặt. Việc vệ sinh sàn xi măng nên được diễn ra khoảng 2 – 3 lần/tháng.
Qua bài viết trên, hi vọng quý khách hàng đã có những thông tin chi tiết về ưu điểm, nhược điểm và cách thi công các phương pháp chống thấm cho sàn Cemboard hiệu quả. Quá trình xử lý chống thấm cho tấm Cemboard không quá phức tạp nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến độ bền và khả năng chịu lực cho công trình nên bạn cần chú ý các dấu hiệu của sàn Cemboard bị thấm nước để kịp thời xử lý.