[HƯỚNG DẪN] 5 bước xử lý mối nối tấm Cemboard hiệu quả nhất

Để đảm bảo tính bền vững, ổn định và an toàn của tấm Cemboard trong quá trình sử dụng, việc xử lý mối nối tấm Cemboard là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước xử lý mối nối và lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện.

1. Lý do bạn cần xử lý mối nối của tấm Cemboard

Việc xử lý mối nối tấm Cemboard trong quá trình thi công là vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này cùng như chính tính mạng của người dùng.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình: Xử lý mối nối đúng cách giúp tấm Cemboard liên kết chặt chẽ, tránh tình trạng khe hở hay mảnh vỡ, tạo bề mặt phẳng và đẹp mắt cho công trình.
  • Ngăn chặn thấm nước và bụi bẩn: Nếu không xử lý mối nối đúng cách, sẽ tạo ra khe hở, dễ bị thấm nước và bụi bẩn xâm nhập vào trong công trình, gây ra mối mọt và làm giảm độ bền của tấm Cemboard.
  • Tăng cường độ cứng, độ bền cho công trình: Việc xử lý mối nối giúp các tấm Cemboard được nối chặt với nhau, giảm thiểu sự chênh lệch về độ dày, tăng độ chắc chắn, độ cứng và độ bền cho công trình.
Xử lý mối nối cẩn thận
Việc xử lý mối nối cẩn thận sẽ đảm bảo tính bền vững cho công trình

2. Cách xử lý mối nối kín cho tấm Cemboard bằng kéo nối

Kỹ thuật xử lý mối nối kín bằng keo nối là phương pháp án toàn, có độ chính xác cao được khá nhiều người lựa chọn. Phương pháp này thường áp dụng đối với các khe hở có độ rộng khoảng  2 – 3mm hoặc nhỏ hơn.

Phương pháp xử lý mối nối kín
Với các vết nứt nhỏ hoặc mối nối có kích thước từ 2 – 3mm có thể sử dụng phương pháp xử lý mối nối kín

Cách xử lý này được khá nhiều chủ thầu lựa chọn khi thi công do có nhiều ưu điểm. Cụ thể:

  • Phương pháp này giúp tăng độ chịu lực và chống thấm của tấm Cemboard.
  • Việc xử lý mối nối kín cho tấm Cemboard giúp giảm sự xâm nhập của bụi và nước vào các khe hở, giúp bảo vệ tấm Cemboard và tăng tuổi thọ của vật liệu.
  • Khi các khe hở được kín đáo, ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp giữ cho không gian sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Tuy nhiên, cách xử lý này cũng có những hạn chế nhất định như

  • Việc xử lý mối nối kín cho tấm Cemboard đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm, nếu không làm đúng cách, bạn có thể gây hư hỏng cho tấm Cemboard.
  • Quá trình xử lý mối nối kín cho tấm Cemboard tốn nhiều thời gian hơn cách xử lý mối nối hở và có thể làm chậm tiến độ thi công của dự án.

Để hiểu hơn về quy trình xử lý mối nối kín, bạn có thể tham khảo 4 bước thi công ngay dưới đây.

Bước 1:  Chuẩn bị vật liệu

  • Keo xử lý mối nối tấm Cemboard: Là vật tư quan trọng nhất đảm bảo tính bền chắc của mối nối, thường là keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC, keo xử lý mối nối Durafiller,…
  • Băng keo giấy hoặc lưới thủy tinh: Sản phẩm này có tác dụng tăng khả năng liên kết giữa các lớp keo và hạn chế việc xâm nhập của nước vào mối nối
  • Khẩu trang, găng tay, kính mắt: Dùng để bảo vệ an toàn cho thợ thi công trong quá trình xử lý mối nối.
Keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC
Keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC được nhiều khách hàng lựa chọn chọn cho công trình

Bước 2: Trét bột lên mối nối

Sau khi trét bột lên mối nối, bạn cần dán băng giấy hoặc lưới thủy tinh lên trên lớp bột vừa trét. Trước tiên, bạn cần ngâm ướt băng giấy trước khi dán lên vùng mối nối đã được trét bột. Sau đó, sử dụng một cái bay để ép băng giấy và bột lại với nhau.

Hãy đảm bảo áp lực ép vừa đủ để lớp bột phía dưới tràn ra hai bên băng giấy, giúp cho mối nối được bảo vệ một cách tốt nhất.

Trét một lớp keo mỏng tầm 0.5mm nên các khe nối
Trét một lớp keo mỏng tầm 0.5mm nên các khe nối

Bước 3: Dán băng giấy hoặc lưới thủy tinh lên mối nối

Sau đó, ngâm băng giấy qua nước sau đó dán lên lớp bột vừa trát. Sử dụng bay trát ép và miết đều tay để lớp bột dính chặt vào giấy và đẩy lớp bột thừa bên dưới tràn ra hai bên băng giấy. Với các đầu vít còn hở ra, sử dụng bột trét để xử lý nốt.

Dùng băng kéo giấy
Dùng băng kéo giấy giúp tăng khả năng cố định và chống thấm cho các vết nối

Bước 4: Phủ một lớp chống thấm lên bề mặt

Tiếp theo, ta cần phủ một lớp chống thấm lên bề mặt bằng cách phủ lên một lớp bột rộng khoảng 20mm. Lớp bột này cần phải che lấp hoàn toàn bề mặt băng giấy để đảm bảo tính chống thấm tốt nhất.

Trét lớp thứ 2 lên bề mặt
Sau khi lớp keo thứ nhất khô, tiếp tục trét lớp thứ 2 lên bề mặt

Bước 5: Phù hợp bột thứ hai lên mối nối

Sau khi lớp bột thứ nhất trên băng giấy khô, bạn thoa một lớp bột thứ hai lên mối nối, có độ rộng khoảng 30mm so với lớp bột thứ nhất. Nhờ đó, độ dày của lớp phủ chống thấm sẽ được tăng lên, giúp tăng khả năng chống nước cho tấm Cemboard.

Trét 3 lớp liên tiếp
Trét 3 lớp liên tiếp sẽ đảm bảo tính chống thấm và độ bền vững của mối nối

*Lưu ý: Đối với các tấm xi măng có cạnh vuông, trước khi lăn sơn hoàn thiện, bạn cần bả đều và dùng giấy nhám đánh nhẵn để tạo mặt phẳng cho tấm. Còn đối với các tấm vát cạnh, bạn chỉ cần sử dụng giấy nhám là đã có thể làm phẳng và lăn sơn được.

3. Cách xử lý mối nối hở cho tấm Cemboard

Mối nối hở là các mối nối giữa các tấm Cemboard có khoảng cách từ 4 – 5mm và khó sử dụng phương pháp xử lý mối nối kín do các vết nối thường to, rộng và tốn nhiều keo nối hơn. Phương pháp này thường được sử dụng cho các vị trí trong nhà, ít tiếp xúc với sự thay đổi môi trường bên ngoài.

Phương pháp xử lý mối nối kín
Với các vết nứt nhỏ hoặc mối nối có kích thước từ 2 – 3mm có thể sử dụng phương pháp xử lý mối nối kín

Phương pháp xử lý mối nối hở cung được sử dụng nhiều do có ưu điểm như:

  • Phương pháp xử lý mối nối hở cho tấm Cemboard dễ dàng thi công và không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể thực hiện bằng các vật liệu đơn giản như băng keo chịu nước hoặc keo dán.
  • Phương pháp này có chi phí thi công thấp hơn so với phương pháp xử lý mối nối kín, do không đòi hỏi sử dụng vật liệu đặc biệt.
  • Xử lý mối nối hở cho tấm Cemboard có thể thực hiện nhanh chóng, giúp giảm thời gian thi công và tăng tiến độ thi công của dự án.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một số nhược điểm khiến người dùng đắn đo khi áp dụng như:

  • Cách xử lý mối nối hở có thể bị nước và bụi xâm nhập vào các khe hở, gây hư hỏng cho tấm Cemboard và làm giảm độ bền của vật liệu.
  • Việc để mối nối tấm Cemboard hở có thể làm giảm độ chịu lực của tấm Cemboard và ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt.

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

  • Keo Silicone: Được sử dụng để liên kết hai mối nối, tăng khả năng chống thấm và chịu lực cho tấm Cemboard
  • Vải dán tường, néo chữ T hoặc keo trám cùng màu: Được sử dụng để trám, tạo đường nối giữa hai bờ mối nối, tăng độ bền chắc và tính thẩm mỹ cho kết cấu công trình
  • Găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang: Được sử dụng để bảo vệ an toàn cho người thực hiện trong quá trình xử lý mối nối, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ bị thương tật.
Keo Silicone là vật tư chính trong quá trình xử lý mối nối hở
Keo Silicone là vật tư chính trong quá trình xử lý mối nối hở

Bước 2: Bơm keo silicon vào khe nối

Sử dụng bơm keo silicone để đổ đầy khe nối giữa 2 tấm Cemboard. Lưu ý keo sillicone khô rất nhanh khi tiếp xúc với không khí nên cần thực hiện bước này thật nhanh

Sử dụng keo silicone để lấp đầy các vết nối quá lớn
Sử dụng keo silicone để lấp đầy các vết nối quá lớn

Bước 3: Dùng nẹp cố định

Sau khi bơm đầy keo silicone, sử dụng nẹp cố định để giữ 2 tấm Cemboard với nhau. Cách dùng nẹp tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng.

Có 3 loại nẹp cố định thường được sử dụng để giữ 2 tấm Cemboard với nhau:

  • Nẹp T: Là loại có chân sập 1 chiều để chèn vào mạch no keo với tác dụng bảo vệ lớp keo tránh tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài và tạo thành đường chỉ trang trí cho tường vách Cemboard.
  • Vải dán tường: Là giải pháp phổ biến để che mối nối và trang trí cho không gian theo phong cách mà chủ đầu tư mong muốn.
  • Keo trám cùng màu: Là cách che khoảng cách của mối nối hở bằng hiệu ứng thị giác. Tuy nhiên, việc tìm loại keo trám cùng màu sẽ khó khăn hơn so với việc sử dụng vải dán tường hoặc dùng nẹp trang trí.
Sử dụng vải dán tường để cố định vết nối
Sử dụng vải dán tường để cố định vết nối

Bước 4: Hoàn thiện nối mối

Sau khi đã sử dụng nẹp cố định, ta có thể sơn trực tiếp lên bề mặt tấm Cemboard mà không cần bảo vệ như phương pháp xử lý mối nối kín.

4. Lưu ý khi xử lý mối nối tấm Cemboard

Việc xử lý mối nối tấm Cemboard cũng không quá khó khăn nếu bạn xác định được phương pháp muốn thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

4.1. Trước khi xử lý mối nối

Việc xử lý các mối nối của tấm Cemboard vô cùng cần thiết vì nó ảnh hưởng đến độ an toàn và chất lượng sử dụng của công trình. Do đó, trước khi thi công bạn cũng cần lưu ý đến một số điểm sau:

  • Để keo nối và bả dẻo trên tấm Cemboard bám dính tốt nhất trên bề mặt thì bạn cần làm sạch vị trí mối nối.
  • Cần trộn đều bột và keo theo tỷ lệ của nhà cung cấp trước khi thi công.
  • Cần xác định khoảng cách khe hở để chọn được phương pháp xử lý phù hợp.
  • Khi thi công thì các tấm Cemboard, cần được bắt so le để đảm bảo độ chắc chắn.
  • Trước khi lắp đặt tấm Cemboard, cần phải đảm bảo khung xương chắc chắn, không bị rung lắc.
  • Khoảng cách giữa các vít bắn không được quá xa, khoảng 20-30cm là tối ưu để đảm bảo tính ổn định của kết cấu.
Một vài lưu ý quan trọng
Một vài lưu ý quan trọng trước khi xử lý các mối nối của tấm Cemboard

4.2. Khi xử lý mối nối

Để đảm bảo việc xử lý các mối nối được tốt nhất thì trong quá trình thi công bạn cũng cần để ý đến một số điều sau:

  • Các vị trí như góc và cạnh góc cần được trát ít nhất 2 lớp bột để đảm bảo độ bền vững và khả năng liên kết.
  • Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hoàn thiện mối nối, nên duy trì nhiệt độ trong nhà trên 20 độ C suốt cả ngày và đêm.
  • Hệ thống thông gió cần được đảm bảo đầy đủ để ngăn chặn tình trạng tăng độ ẩm quá mức.
  • Trong điều kiện ướt hoặc ẩm, quá trình khô sẽ chậm lại. Vì vậy, cần chờ thời gian 24 tiếng để hai lớp phủ khô hoàn toàn trước khi tiếp tục xử lý mối nối.
Hướng dẫn quá trình thi công xử lý mối nối
Hướng dẫn quá trình thi công xử lý mối nối đúng kỹ thuật

4.3. Sau khi xử lý mối nối

Bên cạnh đó, sau khi xử lý các mối nối hoàn tất thì để đảm bảo độ bền vững và giúp cho lớp keo nối phát huy được hết tác dụng, bạn nên quan tâm đến một số lưu ý sau:

  • Sau khi xử lý mối nối, cần kiểm tra lại để đảm bảo rằng nó đã được thực hiện đúng cách và đủ độ chắc chắn.
  • Không để nước tác động đến mối nối sau khi xử lý từ 8 – 10h.
  • Để đảm bảo độ bền và tính an toàn của mối nối, cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì các điểm nối này trong quá trình sử dụng.
Cần tạo môi trường thông thoáng
Cần tạo môi trường thông thoáng để đẩy nhanh quá trình khô của keo nối

Bài viết trên đã tổng hợp hai phương pháp chính và các bước thi công chi tiết quá trình xử lý mối nối tấm Cemboard. Với những hướng dẫn của chúng tôi, mong rằng bạn đã nắm bắt được cách thực hiện và một số lưu ý trong quá trình thi công cho công trình của mình. Việc xử lý các mối nối là vô cùng quan trọng nên hãy đảm bảo luôn nắm vững những kiến thức quan trọng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *