Với kích thước 1220x2440mm, độ dày từ 12 – 20mm, sàn giả Cemboard nhẹ chỉ bằng ¼ sàn bê bông, có độ bền cao, khả năng chống cháy, chống thấm vượt trội. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 6 bước thi công sàn giả Cemboard cực kỳ đơn giản và bảng giá của chúng.
1. Kết cấu hệ sàn giả tấm Cemboard
Sàn đúc giả là loại sàn được xây dựng bằng các khung sắt (xà gồ) và một lớp bê tông mỏng được đổ lên trên, sau đó, sử dụng các loại vật liệu nhẹ như tấm Cemboard để lót bề mặt sàn bê tông. Sàn đúc giả có chiều dày khoảng 10 – 15cm, trong khi sàn đúc thật có chiều dày từ 20 – 25cm. Cụ thể, sàn đúc giả và sàn thật có sự khác biệt như:
1 – Kết cấu sàn thật bằng bê tông:
- Bê tông: Được làm từ hỗn hợp gồm xi măng, cát, đá và nước, có tính chất chịu lực tốt và độ bền cao, là lớp chắn giữa cốt thép và tải trọng lên sàn.
- Cốt thép: Được dùng để tăng độ chắc chắn, độ bền cho sàn; thường được lắp đặt theo kết cấu thiết kế và phải đảm bảo độ dày, độ chịu lực theo yêu cầu.
- Màng chống thấm: Dùng để ngăn chặn sự thấm nước từ mặt đất vào sàn bê tông, thường được đặt dưới lớp bê tông để bảo vệ sàn không bị ẩm ướt và mục nát.
- Tầng cát: Là thành phần đặt giữa màng chống thấm và lớp bê tông, giúp tăng độ cứng của sàn và ngăn chặn sự truyền nước giữa đất và bê tông.
- Lớp phủ bảo vệ: Dùng để bảo vệ bề mặt sàn bê tông khỏi các tác động bên ngoài như mài mòn, va đập, chịu nước, chịu hóa chất và các tác động khác.
2 – Kết cầu sàn giả bằng tấm Cemboard
- Tấm Cemboard: Là vật liệu chính để tạo thành sàn giả bằng tấm Cemboard. Tấm Cemboard được làm từ xi măng và sợi cellulose, có độ dày khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế của công trình.
- Lớp hồ vữa: Là lớp tiếp xúc với gạch men, có độ dày từ 3 – 4cm, giúp tăng độ chịu lực cho sàn.
- Khung xương chịu lực (sắt hộp 5×10 cm hay 4×8 cm): Được làm từ các vật liệu sắt và được xếp đan xen nhau, có khả năng nâng đỡ, chịu lực cho hệ sàn.
- Lưới thép đổ sàn bê tông: Dùng để chống nứt giữa các lớp vữa bê tông và tấm và thường được cố định với tấm bằng vít khoan đầu dù hoặc đinh thép.
- Lớp gạch men (không bắt buộc): Dùng để hoàn thiện sàn, giúp cho hệ sàn sạch sẽ,dễ lau chùi, khó xước mặt sàn.
Như vậy, so với sàn đúc thật, sàn đúc giả có khả năng chịu lực, chống nứt và chống rung kém hơn một chút. Tuy nhiên, với công trình có diện tích nhỏ như nhà trọ, nhà cũ cần cải tạo, kho xưởng,… sàn đúc giả là một lựa chọn hoàn hảo bởi chi phí thi công thấp hơn khoảng 40%, trọng lượng nhẹ giúp làm giảm tải trọng lên móng, có khả năng chống ẩm, chống mối mọt, chống cháy và cách âm tốt cũng như có tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, sàn giả tấm Cemboard còn có thời gian thi công ngắn khoảng 1 – 2 ngày, trong khi đó, sàn gạch mất khoảng 7 ngày, gỗ khoảng 10 ngày, hay bê tông cốt thép khoảng 15 ngày. Đặc biệt, việc sử dụng sàn giả Cemboard còn giúp bạn giảm được tải trọng cho công trình do tấm Cemboard chỉ nặng khoảng 54 – 88Kg/m², nhẹ hơn so với sàn bê tông (200Kg/m²).
Do có liên kết với cột dầm kém hơn so với sàn đúc thật, ứng dụng làm sàn giả bằng tấm Cemboard thường được sử dụng trong những công trình có nhu cầu tiết kiệm chi phí, thời gian và trọng lượng của sàn hoặc công trình cũ, có nền móng yếu như nhà trọ, nhà dân dụng, nhà kho, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà cải tạo, nâng tầng hoặc gác lửng.
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn làm gác lửng bằng tấm Cemboard
2. Quy trình thi công sàn giả Cemboard chuẩn nhất
Để có thể phát huy tối đa công năng của sàn giả Cemboard, bạn có thể tham khảo các bước thi công làm sàn giả bằng tấm Cemboard dưới đây:
2.1. Bước 1: Chuẩn bị vật liệu làm sàn giả
Bạn cần chuẩn bị các tấm Cemboard có quy cách tiêu chuẩn là 1220x2440mm. Tùy thuộc vào cấu trúc thiết kế từng công trình, bạn cần lựa chọn các tấm sàn giả đúc Cemboard có độ dày phù hợp. Cụ thể:
- Đối với sàn giả đúc Cemboard cho nhà trọ, nhà dân dụng: Bạn nên lựa chọn những tấm Cemboard có khả năng chịu lực, chống ẩm, chống mối mọt và chống cháy tốt với độ dày từ 12mm đến 16mm.
- Đối với sàn giả đúc Cemboard cho kho xưởng, tòa nhà văn phòng: Bạn nên lựa chọn những tấm Cemboard có độ dày lớn hơn khoảng từ 16mm đến 20mm, do tính chất của những nơi này thường phải chịu lực lớn từ máy móc, nhiều người qua lại,…
Cùng với đó, bạn cũng cần chuẩn bị một số vật liệu đi kèm, bao gồm:
Vật liệu | Ảnh minh họa |
Sắt hộp | |
Lưới thép | |
Bay trát bả | |
Keo xử lý mối nối | |
Keo dán gạch Moolar | |
Vít xà gồ 3 phân | |
Vít xà gồ 4 phân có cánh | |
Gạch |
2.2. Bước 2: Thi công hệ khung sắt chịu lực
Sau khi chuẩn bị vật liệu đầy đủ, bạn tiến hành thi công khung sườn sắt. Nếu tường nhà của bạn yếu hoặc có khoảng cách giữa hai tường lớn, bạn nên trồng thêm một trụ sắt ở giữa để làm hệ trụ chịu lực, đảm bảo sự kiên cố cho sàn nhà.
Tiếp đó, bạn lấy khung sắt hình chữ I hoặc chữ C để làm khung chịu lực chính và bắt vít thẳng vào hệ thống cột. Sau đó, sử dụng phụ kiện sắt hộp 4×8cm hoặc 5×10cm làm đà phụ và xếp thành kết cấu dạng khung lưới với kích thước khoảng 60x122cm.
- Sàn nhà có khoảng cách giữa hai tường nhỏ (khoảng 4m): Bạn đưa sắt hộp 50×100 song song với thanh dầm chính vào hệ khung tường, cách khoảng 1,2m; thanh chính (40×80) đặt vuông góc với dầm phụ, cách khoảng 0,6m và thanh phụ (20×40) đặt vuông góc với thanh chính, cách khoảng 0,3m; nhằm tăng tính chịu lực và độ cứng cho hệ sàn.
- Sàn có khoảng cách giữa hai tường lớn hơn 4m: Bạn sử dụng các khung sườn sắt và hệ thống dầm chịu lực phức tạp hơn như phân tích tải trọng, thiết kế khung sườn sắt, hệ thống dầm chịu lực, để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn cho sàn.
2.3. Bước 3: Lắp các tấm cemboard vào khung
Sau khi lắp đặt đặt khung sắt chịu lực, bạn tiếp tục xếp so le các tấm Cemboard và khoan vít cố định các tấm Cemboard vào khung nhằm giúp tăng tính chịu lực cho hệ sàn.
Lưu ý, bạn nên xếp các tấm Cemboard sao cho khe hở giữa sàn và tấm Cemboard cần được giữ trong khoảng 2 – 3mm để đảm bảo độ co giãn của vật liệu trong quá trình thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Khe hở này sẽ được xử lý bằng keo Jade’s Solution để ngăn không khí và nước thấm vào khe hở và gây hại cho sàn.
Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt, bạn nên sử dụng vít khoan đầu dù hoặc đinh thép để cố định lưới thép và tấm Cemboard vào hệ thống khung sườn, nhằm tăng độ bền và độ cứng cho hệ thống sàn. Đặc biệt, khi khoan vít cố định, bạn cần khoan vào chỗ đã đánh dấu trước đó để tránh va phải vào lưới thép và gây hư hỏng hệ thống sàn.
2.4. Bước 4: Tạo lớp phủ trước khi lát gạch
Để có thể tăng cường, độ bám dính, độ bền và khả năng chống thấm nước cho sàn nhà, bạn nên tạo một lớp phủ trước khi lát gạch. Có hai cách để làm điều này là: Sử dụng keo dán gạch Mova hoặc tạo lớp phủ bê tông.
Cách 1: Sử dụng keo dán gạch Mova
Keo dán gạch Mova là một loại keo chuyên dụng để dán gạch lên các bề mặt khác nhau như cemboard, gỗ, kim loại,… Chúng có độ bám dính cao, chống thấm nước, chịu nhiệt và chịu lực tốt.
Để sử dụng keo dán gạch Mova, bạn cần làm sạch bề mặt cần dán gạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ,… (nếu có). Sau đó, trải đều lớp keo lên bề mặt, ép nhẹ cho keo dán chặt và đợi khoảng 24 tiếng để keo khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
Ngoài keo dán gạch Mova bạn có thể tham khảo thêm các loại keo dán gạch trên tấm Cemboard để sử dụng nhé!
Cách 2: Tạo lớp phủ bê tông
Lớp phủ bê tông là một lớp vữa hoặc bê tông được đổ lên trên lưới thép để tăng độ cứng và đồng đều cho sàn nhà, từ đó, giúp cho sàn nhà có thể chịu được áp lực cao của gạch và ngăn ngừa nứt vỡ do co ngót.
Để tạo lớp phủ bê tông, bạn cần làm sạch bề mặt cần phủ bê tông và đặt lưới thép lên trên bề mặt cần phủ, cố định với các móc hoặc đinh để không bị trượt. Sau đó, đổ lên trên lưới thép một lớp bê tông hoặc vữa dày khoảng 3 – 4cm, làm phẳng đều với máy xoa nền hoặc thanh gỗ.
Tiếp tục, chờ lớp bê tông khô trong tối thiểu 12 tiếng trước khi làm các bước tiếp theo. Sau đó, bạn có thể tiến hành lát gạch theo ý muốn.
*Lưu ý: Khi làm sàn cho những khu vực chịu ẩm cao như sân thượng, nhà tắm,… bạn nên thêm một lớp chống thấm trên toàn bộ lớp phủ bê tông để ngăn nước xâm nhập vào trong.
2.5. Bước 5: Đóng khung trần chìm
Để tạo ra một không gian hiện đại, tận dụng tối đa không gian phía dưới gác để trang trí, lắp đèn chiếu sáng, bạn có thể đóng khung trần chìm. Trần chìm là loại trần được thiết kế thấp hơn so với trần nhà thật, tạo ra một khoảng không giữa hai lớp trần. Bạn có thể tận dụng khoảng không này để lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, điều hòa hay âm thanh.
2.6. Bước 6: Lót gạch và hoàn thiện bề mặt
Sau khi đóng khung trần chìm xong, bạn tiến hành lót gạch và hoàn thiện bề mặt cho sàn nhà và tường. Bạn có thể lựa chọn các loại gạch khác nhau theo sở thích và phong cách của mình như gạch men, gạch ốp lát,…
Bạn cần làm sạch sàn nhà và xử lý các vết ố,… và phân chia sàn nhà thành các ô vuông bằng dây kẽm hoặc dây thừng để dễ dàng lót gạch.
Sau đó, trộn keo dán gạch theo tỷ lệ phù hợp với loại gạch bạn chọn và lót gạch từ trong ra ngoài theo hướng của ánh sáng tự nhiên, dùng cây gỗ hoặc cây cao su để dàn đều keo dán và đập nhẹ vào gạch để cố định.
Tiếp tục, điền các khe hở giữa các viên gạch bằng vữa xi măng hoặc keo chít khe va lau sạch bề mặt gạch bằng khăn ẩm để loại bỏ các vết keo dán dư thừa. Như vậy, bạn đã hoàn thiện việc thi công sàn giả Cemboard tại nhà vô cùng đơn giản.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách thi công sàn Cemboard để nắm chắc những điều bạn cần biết về việc thi công sàn Cemboard nhé!
3. Báo giá thi công sàn giả Cemboard
Giá thi công sàn giả Cemboard dao động khoảng 1,500,000 – 2.145,000 VND/m². Trong khi đó, nếu sử dụng sàn giả đổ bê tông, chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 1,800,000đ đến 2,500,000VND/m² (Chưa bao gồm chi phí nhân công).
Chi tiết | Giá thành |
Tấm Cemboard 12mm | 440,000 VND/tấm |
Tấm Cemboard 14mm | 470,000 VND/tấm |
Tấm Cemboard 16mm | 530,000 VND/tấm |
Tấm Cemboard 18mm | 610,000 VND/tấm |
Tấm Cemboard 20mm | 650,000 VND/tấm |
Thanh phụ | 30,000 VND/thanh |
Thanh chính | 80,000 VND/thanh |
Lưới thép | 750,000 – 950,000 VND/cuộn |
Bay trát bả | 28,000 – 52,000 VND/cái |
Keo xử lý mối nối | 67,000 VND/Kg |
Vít tự khoan | 56,000 VND/Kg |
Gạch | 80,000 – 180,000 VND/m² |
Nhân công | 25,000 – 30,000 VND/m² |
Vận chuyển | 20,000 – 50,000 VND/km |
Tổng | 1,200,000 – 2,145,000 VND/m² |
So với các vật liệu khác như gạch, gỗ hay bê tông cốt thép, sàn giả Cemboard có thời gian thi công nhanh hơn (nhanh hơn khoảng từ 5 – 10 ngày), từ đó, giúp tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể. Vì vậy, thi công sàn giả Cemboard là một lựa chọn thông minh và tiện lợi cho những ai muốn xây nhà một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực tốt.
Ngoài ra để biết giá thi công sàn Cemboard và cách tiết kiệm chi phí khi thi công bạn có thể tìm hiểu bài viết “Báo giá thi công sàn Cemboard” từ DHomeBuild nhé!
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các bước và chi phí thi công sàn giả Cemboard chi tiết. Có thể thấy, tấm Cemboard là lựa chọn mang giá trị kinh tế lâu dài thay cho sàn đúc bê tông truyền thống.