Gần đây nhiều đơn vị thi công và công trình sử dụng tấm xi măng nhẹ nhưng bạn chưa có nhiều thông tin hay không biết gì về loại vật liệu này. Dưới đây DHomeBuild sẽ giúp bạn hiểu tấm xi măng nhẹ là gì và tất cả những thông tin cơ bản nhất về tấm xi măng nhẹ nhé!
1. Tấm xi măng nhẹ là gì?
Tấm xi măng nhẹ là loại vật liệu xanh có trọng lượng nhẹ và thành phần cấu tạo từ xi măng Portland, cát siêu mịn, sợi Cellulose hoặc dăm gỗ cùng một số chất phụ gia khác. Theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, tấm xi măng nhẹ với nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác.
Dựa vào thành phần cấu tạo có thể phân loại tấm xi măng nhẹ thành 2 loại:
- Tấm xi măng nhẹ sợi Cellulose: có thành phần cấu tạo từ xi măng Portland, cát siêu mịn, sợi Cellulose.
- Tấm xi măng nhẹ dăm gỗ: có thành phần cấu tạo từ xi măng Portland, cát siêu mịn, dăm gỗ.
Nhờ những thành phần cấu tạo và công nghệ tiên tiến, tấm xi măng nhẹ có nhiều ưu điểm phải kể đến như:
- Chịu nước, chịu ẩm, chống thấm, chống nấm mốc, mối mọt
- Chống cháy, chịu lửa, cách nhiệt
- Cách âm
- Tải trọng nhẹ
- Khả năng chịu lực cao
- Độ bền cao trên 50 năm
- Không chứa Amiăng
- An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường
- Thi công nhanh chóng, chi phí thấp

Tấm xi măng nhẹ có trọng lượng dao động từ 3.9kg đến 122kg tương ứng với tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 3.2mm đến 25mm với các kích thước 1220×2440, 1000×2000, 603×1213, 603×1210, 603×1209.
Với những ưu điểm vượt trội như vậy tấm xi măng nhẹ ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình như nhà ở, trường học, nhà xưởng, nhà kho, bệnh viện, siêu thị, villa, bungalow,…
Tấm xi măng nhẹ hay còn được biết đến với nhiều cái tên như: tấm Cemboard, tấm Cemboard 3D, tấm Cement Board, tấm xi măng sợi, tấm xi măng dăm gỗ,…
2. Thành phần cấu tạo và công nghệ sản xuất tấm xi măng nhẹ
Nhờ có các thành phần cấu tạo và công nghệ hiện đại nên tấm xi mặng nhẹ vừa có trọng lượng nhẹ vừa có chất lượng vượt trội hơn bê tông truyền thống mà bạn cần biết.
2.1. Thành phần cấu tạo
Xi măng Portland trắng loại I
Xi măng Poóc-lăng trắng loại I (hay còn gọi là xi măng Portland trắng loại I) là thành phần chính trong tấm xi măng nhẹ có tỷ lệ chiếm tới khoảng 70%. Loại xi măng này đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về về xi măng poóc lăng trắng dựa trên tiêu chuẩn chung của quốc tế – TCVN 5691:1992.
Theo Wikipedia, tấm Portland được chế tạo bằng cách nghiền mịn clinker Portland chiếm tỉ lệ 95 – 96% và thạch cao chiếm tỉ lệ 4-5%.
Sợi Cellulose tinh chế
Loại nguyên liệu này có nguồn gốc từ lá cây thông, cây kim như và cây tùng bách… được nhập khẩu trực tiếp từ nước Nga và Canada. Các sợi Cellulose trong tấm xi măng nhẹ được phân bổ hợp lý giúp tạo ra sự chắc chắn, dẻo dai và tăng cường độ uốn.

Sợi dăm gỗ
Sợi dăm gỗ được làm trực tiếp từ các sợi gỗ say nhuyễn, những sợi gỗ này thường được lấy từ gỗ cao su hoặc những cây gỗ được trồng trong rừng.
Nguyên liệu này giúp tấm xi măng nhẹ liên kết chặt chẽ với nhau tạo sự dẻo dai và bền chắc. Trong tấm xi măng nhẹ sử dụng dăm gỗ thì tỷ lệ dăm gỗ chiếm tới 27%.
Cát siêu mịn Oxit Silic
Kết hợp với các sợi Cellulose hoặc dăm gỗ, loại cát này giúp tăng cường sự vững chắc cho tấm xi măng nhẹ. Nguyên liệu này có khả năng chịu nước, chống mối mọt và chống cháy cực cao giúp tấm xi măng nhẹ được tăng cường những đặc tính tương đương.
Với kích thước siêu nhỏ chỉ 45µm giúp lấp đầy các khoảng trống siêu nhỏ trong tấm xi măng nhẹ tạo độ đậm đặc và tăng độ cứng cho sản phẩm.
2.2. Công nghệ sản xuất
Trên thị trường hiện tại có 3 công nghệ hiện đại được ứng dụng sản xuất tấm xi măng nhẹ chất lượng mà bạn có thể tham khảo:
Công nghệ Firm & Flex
Firm & Flex là một trong những công nghệ sản xuất tấm xi măng sợi được áp dụng cho các dòng sản phẩm tấm Smartboard, Flexboard, Fermacell.
Công nghệ Firm & Flex được phát triển bởi tập đoàn SCG, có nguồn gốc từ châu Âu và được áp dụng cho sản xuất tấm xi măng sợi với nhiều tính năng ưu việt. Quá trình sản xuất tấm xi măng sợi sử dụng công nghệ Firm & Flex đảm bảo chất lượng và độ bền cao, cũng như đáp ứng được nhu cầu của công trình đối với các khả năng vượt trội như chống cháy, cách âm, cách nhiệt và chống ẩm.

Công nghệ sản xuất Hatschek
Công nghệ Hatschek là một phương pháp sản xuất tấm xi măng sợi bằng cách sử dụng vật liệu như xi măng, cellulose fiber và nước. Các thành phần này sẽ được đưa vào một dây chuyền sản xuất và sau đó được cắt thành các tấm xi măng sợi có kích thước và độ dày khác nhau.
Công nghệ này đã được ứng dụng trong sản xuất tấm xi măng sợi Xenlulo của tập đoàn UAC trên dây chuyền công nghệ hiện đại Hatschek của Malaysia và được nhập về Việt Nam. Công nghệ Hatschek được phát triển từ lâu đời, từ năm 1899 và đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xi măng sợi.
Công nghệ sản xuất Auto-Clave Flow on
Auto-Clave Flow on là công nghệ sản xuất tấm xi măng sợi được áp dụng cho Duraflex – một thương hiệu xi măng sợi nổi tiếng đến từ Việt Nam. Công nghệ Auto-Clave Flow on đã tồn tại trong nhiều năm và được phát triển liên tục để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Thông số kỹ thuật của tấm xi măng nhẹ
Tổng quan về tấm xi măng nhẹ có thông số kỹ thuật như sau:
Chiều dài | 1209mm, 1210mm, 1213mm, 2000mm, 2440mm |
Chiều rộng | 603mm, 1000mm, 1220mm |
Độ dày | 3.2 – 25mm |
Cấu tạo | Sợi dăm gỗ/sợi Cellulose, xi măng Portland, cát siêu mịn Silica và các hợp chất khác |
Khả năng chịu lực | 1300 kg/㎡ |
Thời gian chịu nhiệt | 150 phút ở 600℃, 180 phút ở 550℃ |
Mức độ dẫn nhiệt (độ K) | 0.084W/M2c |
Khả năng chống cháy | 2 – 3 h |
Cường độ uốn dọc đạt | 13-15 Mpa |
Cường độ uốn ngang | 10-13 Mpa |
Độ giãn nở sau 24h ngâm nước | < 0.3% |
Độ hút nước | < 20% |
Khối lượng trung bình | 3.9 – 122kg |
Hệ số hấp thụ nước | 34% |
Tỷ lệ co ngót (sấy ở 600℃ trong 24h) | 0.04% |
Modul đàn hồi | 4.500 N/Sq.MM (Theo ASTM C 1185) |
Chi tiết về trọng lượng của tấm xi măng nhẹ bạn có thể tham khảo bảng sau:
Tấm bê tông nhẹ đúc sẵn có độ dày đa dạng từ 3.2mm đến 25mm, kích thước tiêu chuẩn là 1220x2440mm và một số kích thước nhỏ khác như: 1000×2000, 603×1213, 603×1210, 603×1209. Do có nhiều độ dày khác nhau nên tấm xi măng có thể phù hợp với rất nhiều các hạng mục công trình từ làm trần cho đến vách, sàn, tường từ trong nhà cho đến ngoài trời.
Độ dày
(mm) |
Kích thước
(mm) |
Khối lượng
(kg) |
3.2 | 603 x 1209 | 3.9 |
3.5 | 603 x 1210 | 3.96 |
3.5 | 1220×2440 | 15.8 |
4 | 1220×2440 | 18 |
4.5 | 1220×2440 | 20.2 |
6 | 1220×2440 | 27 |
8 | 1220×2440 | 36 |
9 | 1220×2440 | 40.4 |
10 | 1220×2440 | 45 |
12 | 1000×2000 | 36.9 |
12 | 1220×2440 | 54 |
14 | 1000×2000 | 42 |
14 | 1220×2440 | 63 |
15 | 1000×2000 | 46 |
15 | 1220×2440 | 69 |
16 | 1000×2000 | 50 |
16 | 1220×2440 | 72 |
18 | 1000×2000 | 56.4 |
18 | 1220×2440 | 81 |
20 | 1000×2000 | 60.4 |
20 | 1220×2440 | 88 |
22 | 1220×2440 | 101 |
24 | 1220×2440 | 111 |
25 | 1000×2000 | 78 |
25 | 1220×2440 | 122 |
Tuỳ vào độ dày, kích thước và hạng mục công trình mà bạn cần lựa chọn quy cách tấm xi măng nhẹ phù hợp. Ví dụ, trường hợp thi công sàn nhà kho hoặc xưởng, những nơi có diện tích lớn và yêu cầu chịu lực cao thì nên sử dụng tấm xi măng nhẹ dày 25mm. Độ dày tấm càng lớn thì độ chịu lực càng cao và ngược lại.
4. Ưu nhược điểm của tấm xi măng nhẹ
4.1. Ưu điểm
Với những ưu điểm vượt trội dưới đây thì tấm xi măng nhẹ là vật liệu không thể bỏ qua cho các công trình hiện nay.
Trọng lượng nhẹ, dễ thi công
Do được cấu tạo từ các thành phần siêu nhẹ như cát, sợi Cellulose nên trọng lượng tấm xi măng nhẹ hơn nhiều các vật liệu khác, từ đó, giúp quá trình thi công, vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Việc sử dụng tấm xi măng siêu nhẹ làm sàn, vách còn giúp giảm áp lực cho hệ móng vì có khả năng giảm được khoảng 15% trọng lượng so với bê tông.
Khả năng chịu lực
Dựa trên đánh giá tấm xi măng nhẹ về khả năng chịu lực, ngày càng nhiều chủ công trình lựa chọn vật liệu này cho hạng mục sàn nâng, sân thượng, sàn giả ở công xưởng, nhà máy, nhà tiền chế, nhà phố. Cụ thể, tấm xi măng nhẹ có thể tải trọng được khoảng 500 – 1300 kg, trong khi đó, thạch cao chỉ có thể tải được 100 – 200 kg.
Tuy có trọng lượng nhẹ như vậy nhưng khả năng chịu lực của tấm xi măng không thua kém gì các loại vật liệu xây dựng khác do thiết kế dạng tấm và kết hợp với hệ khung xương chắc chắn.
Khi sử dụng hệ khung với khẩu độ tương ứng thì tấm xi măng siêu nhẹ có khả năng chịu lực tốt hơn vật liệu truyền thống vì có thể chịu được tải trọng lên đến 1,4 tấn/m² trong khi tải trọng của bê tông là 1 tấn/m².
Kiểm tra khả năng chịu lực của tấm xi măng nhẹ
Khả năng chịu nước, chịu ẩm, chống thấm, chống nấm mốc, mối mọt
Do cấu trúc liên kết cực chắc chắn, hạn chế lỗ rỗng và độ hút nước <35%, tấm xi măng nhẹ còn được đánh giá cao về khả năng chịu nước. Sản phẩm đạt được tiêu chuẩn ASTM C1186 của Hoa Kỳ nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho các hạng mục ngoài trời, dễ gặp mưa ẩm như ban công, tường xây ngoài trời, nhà tắm, sân bể bơi,….mà không lo rêu mốc, trơn trượt.
Tấm xi măng nhẹ có chỉ số trương nước là 0,12%, khi ngâm nước sản phẩm trong 24 giờ. Đây là chỉ số khá thấp với vật liệu xây dựng. Do có khả năng chịu nước tốt nên tấm xi măng nhẹ được sử dụng ở những vị trí tiếp xúc với nước rất thường xuyên, nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà vệ sinh…mà không lo sản phẩm bị thấm nước gây ảnh hưởng đến độ bền.
So với tường thạch cao hay tường bằng gạch nếu không được chat một lớp xi măng phía ngoài sẽ rất dễ bị thấm nước vào trong nhà. Bên cạnh đó điều này còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và thẩm mỹ của công trình.

Chống cháy, chịu lửa, cách nhiệt
Tấm xi măng nhẹ co khả năng chống cháy tốt nhờ cấu tạo từ các thành phần chịu được nhiệt độ cao như xi măng Portland, cát siêu mịn, sợi Cellulose, Perlite, Mica và bề mặt phẳng mịn, khó biến dạng dưới tác động nhiệt.
Các tấm xi măng nhẹ từ nhiều thương hiệu đều có khả năng chống cháy vượt trội là do có thành phần cấu tạo ưu việt, bề mặt không chịu tác động của nhiệt và quy trình sản xuất vật liệu nghiêm ngặt, tiên tiến.
Cách âm, chống ồn
Tấm xi măng nhẹ rất được ưa chuộng trong các hạng mục yêu cầu sự yên tĩnh cao như phòng ngủ, phòng học, nơi làm việc,…. So với tường gạch 110mm (đã trát hoàn thiện 2 bên) có khả năng cách âm chỉ 37dB, tấm xi măng nhẹ có thể đạt mức cách âm khoảng 40dB, từ đó, hỗ trợ chống ồn, tiêu âm hiệu quả và mang đến không gian sống yên tĩnh, thoải mái cho người dùng.

Độ bền cao
Với cấu tạo từ hỗn hợp xi măng và sợi dăm gỗ và cát thủy tinh có tính liên kết cao, tấm xi măng nhẹ có tuổi thọ 30 – 50 năm, cao hơn 10-20 năm so với tấm thạch cao.
Độ bền tấm xi măng nhẹ còn chịu ảnh hưởng bởi độ dày và phương thức thi công, vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo chất lượng công trình bền lâu nhất!
Khả năng chống cháy của tấm xi măng nhẹ lên đến 3 tiếng đồng hồ tuỳ thuộc vào độ dày, cao hơn hẳn so với thạch cao hay ván ép sẽ giúp đảm bảo độ an toàn cho khu vực bạn sinh sống, và rất phù hợp sử dụng cho những khu vực thoát hiểm hay phòng lưu trữ giấy tờ…
An toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường
Tấm xi măng nhẹ được cấu thành bởi các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, an toàn với sức khỏe người dùng như xi măng Portland, cát Oxit Silic, sợi Cellulose và hoàn toàn không chứa Amiăng độc hại.
Hơn nữa, tấm xi măng nhẹ còn được đánh giá cao về độ thân thiện với môi trường với chứng nhận xanh quốc tế Green Label Singapore, SCG Eco Value, Green Choice Philippines. Vì thế, đây chính là lựa chọn bền vững cho đa dạng công trình từ nhà ở, đến kho xưởng, văn phòng…

Thi công nhanh chóng, chi phí thấp
Với trọng lượng nhẹ hơn sàn bê tông truyền thống nên tấm xi măng nhẹ giúp giảm đáng kể trọng lượng công trình, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí.
So với những vật liệu truyền thống thì tấm xi măng nhẹ là sản phẩm có khả năng dễ thi công hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần bắt ví, xử lý các bề mặt và mối mọt của chúng là có thể đưa vào sử dụng ngay được.
Tính ứng dụng cao
Khi đánh giá tấm xi măng xi măng nhẹ, người dùng còn ấn tượng bởi tính ứng dụng cao của sản phẩm. Với trọng lượng 3.9 – 122kg, tấm xi măng này nhẹ hơn nhiều lần so với vật liệu truyền thống như gỗ, thạch cao, bê tông cốt thép, từ đó, giúp dễ dàng thi công và không tốn nhiều thời gian, công sức.
Hơn nữa, sản phẩm này có kích thước đa dạng, nên được sử dụng rộng rãi tại nhiều hạng mục như:
- Làm trần: Tấm xi măng nhẹ có độ bền cao, trọng lượng nhẹ, chịu nước nên được ứng dụng làm trần, tấm xi măng nhẹ la phông cho công trình nhà ở, dân dụng và thương mại. Đối với hạng mục này nên sử dụng vật liệu có độ dày 3.2mm – 4.5mm.
- Làm vách ngăn: Đánh giá tấm xi măng nhẹ có khả năng chống cháy tốt nên được ứng dụng làm vách ngăn tại các kho, xưởng, gác lửng phù hợp với công trình xây dựng nội – ngoại thất. Tuỳ vào công trình trong nhà hoặc ngoài trời bạn nên dùng các độ dày như 4.5 – 9mm.
- Lót sàn – Làm sàn: Dù có trọng lượng nhẹ, tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 12mm – 25mm hoàn toàn có thể ứng dụng làm lót sàn chịu lực cho nhiều công trình khác nhau như sàn giả đúc, sàn tấm.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Báo giá tấm xi măng đầy đủ và chi tiết cập nhật mới!
- 10+ tấm xi măng lát sân vườn được ưa chuộng nhất 2023
- Tấm xi măng bo là gì? Ứng dụng và báo giá chi tiết
4.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, tấm xi măng nhẹ cũng tồn tại một số nhược điểm. Dưới đây là đánh giá tấm xi măng nhẹ về các điểm bạn cần lưu ý và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả giúp bạn có được công trình bền bỉ, vững chắc.
Dễ bị nứt tại các khe nối khi thi công sai cách
Trong quá trình thi công, nhược điểm của tấm xi măng nhẹ đầu tiên là rất dễ xuất hiện vết nứt tại các khe nối. Điều này sẽ khiến cho công trình bị thấm dột, mất thẩm mỹ và nhanh xuống cấp. Từ đó, bạn sẽ tiêu tốn thêm thời gian và chi phí sửa chữa sau này.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần sử dụng keo chuyên dụng với lượng vừa đủ để các khe nối không bị nứt sau quá trình hoàn thiện.

Có thể bị rung, cong vênh khi kết cấu của tòa nhà dao động
Tấm xi măng nhẹ thường có sự nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà. Việc nhà thầu không tính toán kỹ lưỡng các hoạt tải tác động đến công trình sẽ dễ dẫn đến tình trạng sàn bị rung và hiện tượng cong vênh trên bề mặt. Điều không chỉ gây bất tiện cho người dùng khi di chuyển mà tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Nhằm ngăn ngừa hiện tượng sàn rung, vật liệu cong vênh nhà thầu cần gia cố móng cẩn thận và phải tính toán kỹ lưỡng trong việc phân bổ hệ khung sắt chịu lực.
Đặc biệt, tại các vị trí hoạt tải nhiều, bạn cần tạo khe hở từ 2 đến 5mm giữa các tấm xi măng nhẹ nhằm tạo được không gian co giãn cho vật liệu khi thời tiết thay đổi.
Bị vỡ góc cạnh khi thi công tấm xi măng nhẹ có độ dày dưới 6mm
Khi bắn vít liên kết, ngoại trừ tấm xi măng nhẹ Cemboard SCG và SHERA Board, các tấm xi măng nhẹ thông thường với độ dày dưới 6mm có khả năng bị vỡ góc. Việc này sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công và mất đi tính thẩm mỹ của hạng mục xây dựng vì tốn thêm chi phí thay tấm mới.
Để khắc phục nhược điểm này của tấm xi măng nhẹ, bạn nên lựa chọn tấm xi măng nhẹ chất lượng cao như SCG hay SHERA Board hoặc bắt vít tấm xi măng nhẹ tối thiểu 2cm, tính từ cạnh tấm trở đi. Đồng thời, đơn vị thi công cần sử dụng loại vít chuyên dụng nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công.
Vật liệu chưa phổ biến với vùng sâu vùng xa
Hiện nay, tấm xi măng nhẹ được phân phối chủ yếu qua các đại lý tại các đô thị lớn còn tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, khách hàng vẫn chưa thể tiếp cận vật liệu này một cách thuận lợi do giá thành còn cao.
Điều này đã gây nên nhiều khó khăn cho người dân cũng như các công trình xây dựng vì khó mua được sản phẩm chất lượng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục tình trạng kể trên bằng cách đặt hàng online. Đồng thời, khách hàng nên tìm cách liên hệ với nhà sản xuất để tiếp cận nguồn vật liệu chính hãng, chất lượng, giá tốt.
5. Ứng dụng của tấm xi măng nhẹ
Tấm xi măng nhẹ được sử dụng trong các công trình xây dựng, mỗi kích thước sẽ phù hợp với những hạng mục công trình khác nhau. Một số ứng dụng tiêu biểu của tấm xi măng nhẹ là:
5.1. Làm trần chìm – trần thả
Tấm xi măng có độ dày từ 3.2mm đến 4.5mm thường được ứng dụng làm trần cho các công trình dân dụng như nhà ở, văn phòng, căn hộ chung cư, lớp học… vì có độ dày phù hợp, trọng lượng vừa phải giúp hệ thống mái ổn định và không quá nặng gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình.



5.2. Làm mái chống nóng – lớp nền mái ngói
Tấm xi măng nhẹ dùng làm mái chống nóng hoặc lớp nền mái ngói thường có độ dày từ 4.5mm đến 9mm. Độ dày vừa phải như vậy sẽ giúp ngăn quá trình hấp thụ nhiệt và giúp chống nóng cho công trình.
Khi sử dụng tấm xi măng nhẹ làm mái chống nóng sẽ giúp giảm nhiệt độ trong phòng, từ đó, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.
Tấm xi măng nhẹ có thể được ứng dụng vào làm mái cho các công trình dân sinh như nhà ở, trường học, bệnh viện cho đến trung tâm thương mại, tòa nhà công ty…



5.3. Lót sàn gác lửng, gác xép
Để sử dụng làm sàn, bạn nên lựa chọn độ dày phù hợp từ 10mm đến 20mm. Độ dày này sẽ có khả năng chịu được tải trọng lớn khi sử dụng cho gác lửng hay gác xép sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Ngoài ra, do có dạng tấm nên việc thi công cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với vật liệu truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tấm xi măng nhẹ để làm sàn gác lửng cho ngôi nhà của mình. Đây cũng là lựa chọn tối ưu để làm gác xép cho các dãy trọ, khu nhà cho thuê…


5.4. Làm vách ngăn trong nhà – ngoài trời
Với đặc tính chịu nước, tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 6mm đến 10mm thường được sử dụng trong các hạng mục làm vách ngăn cho cả nội thất và ngoại thất. Vách ngăn bằng tấm xi măng có hiệu quả cách âm không kém những tường gạch truyền thống, nên rất phù hợp làm vách ngăn cho các phòng thu âm, quán karaoke hay thi công vách ngăn ngoài trời.


5.5. Làm sàn nhà chịu lực cho nhà kho, showroom
Đối với ứng dụng làm sàn nhà kho, xưởng, showroom bạn nên chọn độ dày tấm xi măng nhẹ từ 18mm đến 25mm kết hợp với hệ khung sắt để có thể đảm bảo khả năng chịu được trọng lượng lớn của lượng hàng hóa, sản phẩm lưu trữ trên mặt sàn.



5.6. Làm sàn nhà dân dụng
Đối với những loại sàn có tải trọng nhỏ thường dùng trong các công trình dân dụng thì bạn nên chọn độ dày từ 12mm đến 18mm. Việc lựa chọn độ dày phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên hệ móng giúp tăng tuổi thọ của công trình. Độ dày này phù hợp khi sử dụng làm sàn cho các công trình nhà ở, văn phòng,…


6. Báo giá tấm xi măng nhẹ chi tiết nhất
Dưới đây là bảng gia tham khảo của 10+ thương hiệu tấm xi măng nhẹ phổ biến nhất trên thị trường theo quy cách sản phẩm:
Độ dày
(mm) |
Kích thước
(mm) |
Giá thành tấm xi măng nhẹ (VND/tấm) | ||||||||||
Cemboard SCG | Smartboard SCG | DURAflex Vĩnh Tường | SHEARA Board | TPI Thái Lan | Diamond Board | Prima Flex | UCO Superflex | BTK X2 | AllyBuild | HLC Smartboard | ||
3.2 | 603 x 1209 | – | – | – | 26,000 | – | – | – | – | – | – | – |
3.5 | 603 x 1210 | 28,500 | 28,500 | – | 27,000 | 50,100 | – | 25,300 | – | – | – | – |
3.5 | 1220×2440 | 120,000 | 120,000 | – | 120,000 | 102,000 | – | 99,000 | – | – | – | – |
4 | 1220×2440 | 150,000 | 150,000 | 195,000 | 140,000 | 125,000 | – | – | – | – | – | – |
4.5 | 603 x 1210 | – | – | – | – | – | – | – | – | 35,500 | – | – |
4.5 | 1220×2440 | 160,000 | 160,000 | 225,000 | 150,000 | 130,000 | – | 135,000 | 175,000 | – | – | – |
6 | 1220×2440 | 220,000 | 220,000 | 265,000 | 185,000 | 179,000 | – | 180,000 | 250,000 | 176,000 | 220,000 | 182,000 |
8 | 1220×2440 | 280,000 | 280,000 | 355,000 | 250,000 | 249,000 | 170,000 | – | – | 238,000 | 270,000 | 237,000 |
9 | 1220×2440 | 310,000 | 310,000 | 400,000 | 300,000 | 278,000 | – | 280,000 | 453,000 | 273,000 | – | – |
10 | 1220×2440 | 380,000 | 380,000 | 460,000 | 330,000 | 344,000 | 220,000 | – | – | 328,000 | 365,000 | – |
12 | 1000×2000 | – | – | 365,000 | – | – | – | – | – | 249,000 | – | – |
12 | 1220×2440 | 440,000 | 440,000 | 515,000 | 400,000 | 397,000 | 320,000 | 375,000 | 525,000 | 361,000 | 420,000 | 358,000 |
14 | 1000×2000 | – | 370,000 | 385,000 | – | – | – | – | – | 272,000 | – | – |
14 | 1220×2440 | 470,000 | 470,000 | 540,000 | – | 431,000 | 550,000 | – | – | 402,000 | 460,000 | 388,000 |
15 | 1000×2000 | 340,000 | – | 410,000 | 340,000 | – | – | – | – | 288,000 | – | – |
15 | 1220×2440 | – | – | 560,000 | 465,000 | – | – | – | 655,000 | 419,000 | – | – |
16 | 1000×2000 | – | – | 440,000 | – | – | – | – | – | 329,000 | – | – |
16 | 1220×2440 | 530,000 | 530,000 | 595,000 | – | 478,000 | 590,000 | 450,000 | – | 455,000 | 480,000 | 400,000 |
18 | 1000×2000 | – | – | 525,000 | – | – | – | – | – | 391,000 | – | – |
18 | 1220×2440 | 610,000 | 610,000 | 682,000 | 590,000 | 556,000 | 690,000 | – | 750,000 | 525,000 | 580,000 | 467,000 |
20 | 1000×2000 | – | – | 630,000 | – | – | – | – | – | 431,000 | – | – |
20 | 1220×2440 | 650,000 | 650,000 | 780,000 | 700,000 | 610,000 | – | – | – | 604,000 | 660,000 | – |
22 | 1220×2440 | – | – | 900,000 | – | – | – | – | – | – | – | – |
24 | 1220×2440 | – | – | 1,015,000 | – | – | – | – | – | 735,000 | – | – |
25 | 1000×2000 | – | – | – | – | – | – | – | – | 525,000 | – | – |
25 | 1220×2440 | – | – | – | – | – | – | – | – | 755,000 | – | – |
Lưu ý: Tùy thuộc vào thời gian, địa điểm và đơn vị cung cấp thì giá cả sẽ có sự chênh lệch nhất định. Để được báo giá chính xác bạn có thể liên hệ ngay với DHomeBuild qua HOTLINE 0856.74.99.88 để được tư vấn miễn phí và báo giá chính xác nhất!
Tùy theo từng ứng dụng bạn sử dụng tấm xi măng nhẹ để tham khảo khoảng giá phù hợp nhất khi mua.
Ứng dụng làm trần thả, trần chìm: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 3.2mm – 4.5mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 3.2mm có giá 26,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 3.5mm có giá từ 25,300 – 120,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 4mm có giá từ 125,000 – 195,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 4.5mm có giá từ 35,500 – 225,000 VND/tấm
Làm mái chống nóng – lớp nền mái ngói: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 4.5mm – 9mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 4.5mm có giá từ 35,500 – 225,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 6mm có giá từ 176,000 – 265,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 8mm có giá từ 170,000 – 355,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 9mm có giá từ 273,000 – 400,000 VND/tấm
Lót sàn gác lửng, gác xép: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 10mm – 20mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 10mm có giá từ 220,000 – 460,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 12mm có giá từ 249,000 – 525,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 14mm có giá từ 272,000 – 540,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 15mm có giá từ 288,000 – 655,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 16mm có giá từ 329,000 – 595,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 18mm có giá từ 391,000 – 750,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 20mm có giá từ 431,000 – 780,000 VND/tấm
Làm vách ngăn trong nhà – ngoài trời: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 6mm – 10mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 6mm có giá từ 176,000 – 265,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 8mm có giá từ 170,000 – 355,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 9mm có giá từ 273,000 – 400,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 10mm có giá từ 220,000 – 460,000 VND/tấm
Làm sàn nhà chịu lực cho nhà kho, showroom: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 18mm – 25mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 18mm có giá từ 391,000 – 750,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 20mm có giá từ 431,000 – 780,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 22mm có giá khoảng 900,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 24mm có giá từ 735,000 – 1,015,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 25mm có giá từ 525,000 – 755,000 VND/tấm
Làm sàn nhà dân dụng: Sử dụng các tấm xi măng nhẹ có độ dày từ 12mm – 18mm thì có khoảng giá như sau:
- Giá tấm xi măng nhẹ 12mm có giá từ 249,000 – 525,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 14mm có giá từ 272,000 – 540,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 15mm có giá từ 288,000 – 655,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 16mm có giá từ 329,000 – 595,000 VND/tấm
- Giá tấm xi măng nhẹ 18mm có giá từ 391,000 – 750,000 VND/tấm
Nếu bạn đang quan tâm và tìm kiếm một đơn vị phân phối tấm xi măng nhẹ chính hãng, chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng thì hãy ghé qua DHomeBuild nhé! Tại đây luôn có nhiều chương trình & chính sách ưu đãi khi bạn mua tấm xi măng như khuyến mãi theo tháng, tích điểm nhận quà, chiết khấu giảm giá, miễn phí vận chuyển…