8 bước thi công mái bằng tấm Cemboard DỄ HIỂU – HIỆU QUẢ

Nhờ khả năng chống nóng và độ bền cao, tấm Cemboard được ứng dụng cho hạng mục lợp mái – lót mái. Vậy, thi công mái bằng tấm Cemboard như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!

1. 8 bước thi công mái bằng tấm Cemboard chuẩn kỹ thuật

Để đáp ứng nhu cầu lót và lắp đặt mái chống nóng cho các công trình có diện tích vừa và lớn như nhà ở, resort, phòng sân Golf,…, tấm Cemboard cần có độ dày từ 9 – 10 -12mm và kích thước tiêu chuẩn 1220x2440mm. Các bước thi công cơ bản để lợp mái bằng tấm Cemboard như sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật tư thi công

Trước khi tiến hành thi công lợp mái bằng tấm Cemboard, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật tư thi công, cụ thể:

Vật liệuHình ảnh
Tấm Cemboard 9, 10, 12mmTấm Cemboard 9, 10, 12mm
Thép hộpThép hộp
Chổi quét sơnChổi quét sơn
Máy khoan cầm tayMáy khoan cầm tay
Bay trát bảBay trát bả
Keo xử lý mối nốiKeo xử lý mối nối
Vít xà gồVít xà gồ
Bột trét ngoại thất MoolarBột trét ngoại thất Moolar

Số lượng vật tư thi công để lắp đặt mái bằng tấm Cemboard phụ thuộc vào diện tích của công trình, vì vậy, để tiết kiệm và đảm bảo đủ vật tư, bạn nên ước tính trước để mua đúng số lượng cần thiết.

Để hiểu rõ khả năng và tác dụng khi thi công mái bằng tấm Cemboard cho công trình bạn có thể tìm hiểu về mái Cemboard nhé!

Bước 2: Lắp đặt hệ khung thép vào kết cấu mái

Trước khi lắp đặt tấm Cemboard cho mái, bạn cần chuẩn bị khung với khoảng cách giữa hai thanh đứng là 610mm và khoảng cách giữa các thanh ngang là 1220mm. Để tạo thanh bắt ngang khe nối giữa 2 tấm Cemboard, bạn có thể sử dụng thanh đơn hoặc thanh đôi.

Khi sử dụng sắt hộp, bạn cần lưu ý như sau:

  • Công trình cần tải trọng cao như mái nhà xưởng, nhà kho: 40x80mm
  • Công trình cần tải trọng thấp như mái nhà cấp 4: 30x30mm hoặc 40x20mm
Lắp đặt hệ khung mái
Lắp đặt hệ khung mái với khẩu độ tùy theo tải trọng mong muốn

Bước 3: Lắp đặt tấm Cemboard

Tiến hành lắp đặt tấm Cemboard lên khung từ trên xuống dưới, đối với những tấm Cemboard có kích thước quá khổ so với khung, bạn có thể cắt tấm Cemboard sao cho phù hợp nhất với vị trí lắp đặt.

Lưu ý: Đặt các tấm Cemboard cách nhau 2 – 3mm để tránh gãy, nứt trong quá trình sử dụng.

Tiến hành lắp đặt tấm Cemboard vào khung mái
Tiến hành lắp đặt tấm Cemboard vào khung mái đã hoàn thành trước đó

Bước 4: Gia cố tấm Cemboard bằng vít tự khoan

Sau mỗi tấm Cemboard được lắp đặt, bạn cần tiến hành gia cố tấm Cemboard trên khung bằng vít tự khoan với khẩu độ như sau:

  • Khoảng cách tối đa giữa tấm là 300mm
  • Khoảng cách bắn vít tại các cạnh tấm là 15mm

Lưu ý: Khi đóng đinh hoặc vặn vít, hãy đảm bảo các đinh hoặc vít được chèn sâu vào tấm Cemboard để đảm bảo độ bám chắc chắn.

Gia cố tấm Cemboard bằng vít tự khoan
Gia cố tấm Cemboard bằng vít tự khoan

Bước 5: Xử lý mối nối

Sau khi hoàn thành sơ bộ lắp đặt tấm mái Cemboard, bạn tiến hành xử lý mối nối giữa các tấm bằng cách:

  • Làm sạch vị trí khe nối, loại bỏ bụi bẩn và các vụn thừa tại vị trí khe nối
  • Sử dụng bay trát để trát dọc theo vị trí khe nối giữa các tấm Cemboard

Bạn có thể cân nhắc sử dụng keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC với giá thành 67.000 VNĐ/kg, giúp cho mối nối giữa 2 tấm xi măng có độ cứng cao, sử dụng bền lâu, tránh bị nứt, vỡ.

Ngoài ra, để chắc chắn, bạn có thể sử dụng thêm băng lưới dán vào giữa và dọc theo vị trí khe nối khi lớp keo mối nối vẫn còn ướt. Sau đó, dùng bay để trét thêm 1 lớp keo nối mỏng phủ lên bề mặt lớp băng lưới.

Về keo xử lý mối nối nếu bạn muốn biết thêm về các loại keo có thể sử dụng bạn có thể tìm hiểu về keo dán tấm Cemboard được DHomeBuild chia sẻ nhé!

Xử lý mối nối tại các khe tấm Cemboard
Sau khi hoàn thành gia cố tấm Cemboard, bạn tiếp tục xử lý mối nối tại các khe tấm Cemboard

Có thể bạn quan tâm: [HƯỚNG DẪN] 5 bước xử lý mối nối tấm Cemboard hiệu quả nhất

Bước 6: Trám keo các đầu vít

Tiếp theo, bạn sử dụng bột trét ngoại thất Moolar để trám keo các đầu vít và chờ trong khoảng thời gian từ 3 – 4 giờ cho đến khi bột cứng lại rồi sử dụng bay trát để cạo bằng phẳng bề mặt.

Lưu ý: Nên làm sạch bề mặt các đầu vít trước khi trám keo để đảm bảo bột trét có độ bám tốt hơn.

Sử dụng bay để trám keo các đầu vít
Sử dụng bay để trám keo các đầu vít trên tấm xi măng Cemboard

Bước 7: Xử lý chống thấm dột toàn bộ bề mặt tấm lót mái

Bạn nên xử lý thấm dột toàn bộ bề mặt tấm lót mái Cemboard nhằm nâng cao khả năng chống thấm và đảm bảo an toàn cho hệ thống mái, bằng cách:

  • Cắt hình chữ V tại vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm Cemboard
  • Sử dụng keo PU để mài các cạnh bên của mái
  • Sử dụng lớp chống thấm chuyên dụng (Sika Membrane, Sơn chống thấm sàn mái Epoxy, màng bitum khò nóng, Flinkote,…) bằng cách sơn toàn bộ hệ thống mái và để khô từ 4 – 5 giờ.
Xử lý chống thấm dột toàn bộ bề mặt tấm lót mái
Xử lý chống thấm dột toàn bộ bề mặt tấm lót mái bằng lớp chống thấm chuyên dụng

Bước 8: Hoàn thiện toàn bộ mái

Bạn có thể tiến hành hoàn thiện bằng cách sơn tấm Cemboard để tăng độ bền và trang trí cho mái. Cuối cùng, bạn cần vệ sinh lại toàn bộ khu vực mái vừa thi công bằng cách vệ sinh bằng nước sạch, có thể sử dụng vòi xịt (công suất nhỏ) để tiết kiệm thời gian.

Lưu ý: Cần để lớp chống thấm khô lại và không vệ sinh bằng các chất có tính tẩy rửa mạnh, đặc biệt những sản phẩm có chứa tính Axit cao.

Để sử dụng mái Cemboard lâu bền, bạn cần:

  • Không nên đáp các vật nặng như đá kích thước lớn lên mái
  • Kiểm tra mái 1 quý/lần nhằm kịp thời sửa chữa và bảo dưỡng
  • Không tự ý đục, khoan trên mái
  • Những tấm xi măng Cemboard có khả năng bị hỏng trong thời gian sử dụng, cần thay thế bằng tấm xi măng Cemboard mới
Hoàn thiện bề mặt mái
Hoàn thiện bề mặt mái thi công bằng cách vệ sinh hoặc sơn mái trang trí

Có thể bạn quan tâm:

5+ điều cần biết trước khi sử dụng tấm xi măng Smartboard lợp mái

2. Báo giá thi công mái Cemboard

Chi phí thi công mái Cemboard bao gồm giá tấm Cemboard, vật tư đi kèm, vận chuyển và nhân công (trừ trường hợp gia chủ tự thi công), và dao động từ 300.000 – 600.000 VNĐ/tấm.

Chi tiếtGiá thành (VNĐ)
Tấm Cemboard 9mm (1220x2440mm)400.000 VNĐ/tấm
Tấm Cemboard 10mm (1220x2440mm)450.000 VNĐ/tấm
Tấm Cemboard 12mm (1220x2440mm)510.000 VNĐ/tấm
Thép hộp73,000 VNĐ/kg
Chổi quét sơn3.300 VNĐ/cái
Máy khoan cầm tay500.000 – 600.000 VNĐ/cái
Bay trát bả10.000 – 20.000 VNĐ/cái
Keo dán tấm Cemboard60.000 – 70.000 VNĐ/kg
Vít tự khoan50.000 – 70.000 VNĐ/kg
Bột trét ngoại thất Moolar378.000 VNĐ/bao
Chi phí nhân công20,000 – 30,000 VNĐ/tấm thi công
Chi phí vận chuyển2,000 – 5,000 VNĐ/tấm thi công
Tổng300.000 – 600.000 VNĐ/tấm

Lưu ý: Để có kinh phí chuẩn bị đầy đủ nhất, người dùng nên tham khảo ý kiến từ những người đã từng thi công hoặc từ chuyên gia. Mức giá cho việc thi công tấm Cemboard làm mái có thể thay đổi tùy theo địa phương và thời điểm, do đó cần được cập nhật để có thông tin chính xác nhất.

Thi công mái bằng tấm Cemboard
Thi công mái bằng tấm Cemboard cần chuẩn bị đầy đủ vật tư thi công

Tìm hiểu thêm:

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra 8 bước thi công mái bằng tấm Cemboard đầy đủ và chi tiết nhất. Có thể thấy, thi công mái bằng tấm Cemboard có thể đắt hơn so với các vật liệu truyền thống (ngói, bê tông, tôn,…) nhưng giúp bảo đảm an toàn trong suốt quá trình sử dụng và cho thời gian sử dụng lên đến 50 năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *